“Người lớn rất thích các con số.Khi bạn kể với họ về một người bạn mới, họ sẽ không bao giờ hỏi bạn điều cốt yếu. Họ sẽ chẳng bao giờ hỏi bạn: “Giọng anh ta thế nào? Anh ta thích chơi trò gì? Anh ta có sưu tầm bươm bướm không?” Mà họ sẽ hỏi: “Anh ta bao nhiêu tuổi? Anh ta có mấy anh chị em? Anh ta nặng bao nhiêu cân? Bố anh ta thu nhập bao nhiêu?” Chỉ thế thôi họ nghĩ là đã đủ hiểu người ta rồi.” – Hoàng tử bé.

Lời trích trên từ tác phẩm Hoàng tử bé đã giúp chúng ta phần nào hiểu được lý do ra đời của các chỉ số IQ, EQ, AQ, … luôn được dùng để đánh giá hay ước định năng lực cá nhân của mỗi người. Thay vì phải mô tả bằng những tính từ để mô tả về một người như thông minh, sắc sảo, kiên cường hay đần độn, kém duyên và yếu đuối; thì chúng ta chỉ cần sử dụng những tính từ mức độ như cao, thấp, trung bình hay đơn giản hơn là gán những con số đi kèm với các chỉ số. Ví dụ như cậu bé đó có IQ (180) rất cao hay cô bé đó có EQ (55) rất thấp.

Với việc định lượng thành công các chỉ số năng lực thì giờ đây, các nhà khoa học lại phải bắt đầu đối mặt với một số câu hỏi trừu tượng như Những người thành công có các chỉ số như thế nào? Chúng ta cần những chỉ số nào để có một cuộc sống hạnh phúc? Liệu chỉ cần có IQ cao là sẽ thành công?

Bắt đầu từ những câu hỏi trên và thông qua các nghiên cứu chuyên sâu, các chuyên gia tâm lý giáo dục Israel đã đúc kết nên khuôn mẫu các chỉ số để tạo nên sự thành công của một cá nhân (hay công thức thành công) như sau:

20% IQ + 80% (EQ+AQ) = 100% Thành công

Chỉ số thông minh (IQ – Intelligence Quotient)

Là một phần của công thức thành công, IQ là một chỉ số không còn xa lạ, đặc biệt được nở rộ trong bối cảnh học đường. Cá nhân có IQ càng cao thì họ càng có năng lực vượt trội trong việc tổ chức tư duy và triển khai liên kết suy nghĩ một cách nhanh chóng để tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề logic được đặt ra. Đáp án cho vấn đề này là đúng hay sai, phải hay trái; phương án triển khai này có khả thi trong bối cảnh khó khăn hiện tại?

Nhờ vào sự thành công vượt bậc của các nhà tỷ phú hay những nhà khoa học luôn được đánh giá sở hữu IQ cao như Bill Gates, Elon Musk, Mark Zuckerberg, Albert Einstein, Nikola Tesla,… Ngày nay, IQ luôn được xem chỉ số có giá trị và ý nghĩa nhất đối với gia đình và xã hội khi đánh giá những đứa trẻ còn ở tuổi ăn tuổi học.

Công thức thành công

Chỉ số cảm xúc (EQ – Emotional Quotient)

Bước ra khỏi môi trường học đường thân thuộc và phải đối mặt với những điều tưởng chừng như hết sức kỳ quặc của đời sống xã hội, chúng ta dần phải học cách xem xét cảm xúc và những hành vi ảnh hưởng cảm xúc của người khác. Là một khía cạnh khác của IQ, nhưng thay vì đo lường trên khả năng giải quyết vấn đề logic thì EQ lại quan tâm giải quyết vấn đề cảm xúc, thái độ. Ở trong vùng ảnh hưởng cảm xúc, các vấn đề xã hội đôi khi lại không dễ để phân định tính đúng hay sai đơn giản như các vấn đề khoa học, lý trí. Tại đây, mọi vấn đề chỉ sẽ được giải quyết cho đến khi ta tìm được những hành vi, ngôn từ phù hợp.

Bạn nghĩ như thế nào về việc nạo phá thai? Liệu đây là một hành vi vô nhân đạo khi tước đoạt sinh mạng vô tội; hay đó là cách để cha mẹ chúng tránh phải va vào những vấn đề cơm áo gạo tiền; hoặc đơn giản đó chính là lối thoát cho tương lai của người mẹ khi trải qua những sai lầm vụng dại? Bạn sẽ trình bày như thế nào để giành được được sự ủng hộ của mọi người? Đây là chính một trong những biểu hiện thường thấy, đóng góp vào công thức thành công của các vị lãnh đạo có tập thể vững mạnh, các chính trị gia lãnh đạo một nước.

Đọc thêm: Các thành phần của Trí tuệ cảm xúc

chỉ số vượt khó ??

Chỉ số vượt khó (AQ – Adversity Quotient)

Nhân tố cuối cùng trong công thức thành công hình thành nên những cá nhân thành công đó là chỉ số vượt khó. So với EQ và IQ là những thứ quen thuộc và có thể dễ dàng nhìn thấy trong đời sống thông qua những thiên tài cực kỳ thông minh trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hay những cô cậu bé dễ dàng giành lấy sự yêu mến từ đám đông thì chỉ số vượt khó thật sự là một thứ rất mới lạ và rất khó có thể đo đạt, nhìn nhận một cách nhanh chóng.

AQ là một sự bổ trợ hoàn hảo để tạo nên sự thành công ở một cá nhân. Mặc kệ bạn có thông minh bao nhiêu hay dò được tâm tư của người khác đến mức nào; hay thậm chí dù cho chẳng có được bất kỳ chỉ số nào đáng giá, năng lực vượt khó sẽ là thứ giúp cho mỗi cá nhân giữ vững niềm tin và phát triển toàn diện năng lực bản thân sau mỗi thử thách. Thất vọng khi bị người khác từ chối ý kiến; Nản lòng khi chẳng thể hoàn thành bài tập; Liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay tiếp tục cố gắng và phát triển bản thân hơn nữa?

Hơn cả sự thông minh và khả năng năng sử dụng cảm xúc của người khác, năng lực vượt qua những hoàn cảnh khó khăn sẽ là thứ mà mọi người cần trang bị để không ngừng hoàn thiện bản thân. Và bất kỳ người thành công nào không chỉ sở hữu cả IQ, EQ và AQ mà họ còn không ngừng phát triển các chỉ số của bản thân.

Trần Cẩm Thành

Quảng cáo
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
5 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
1 year ago

Việc dung hòa và thích ứng các chỉ số sẽ giúp bản thân có lòng tin vững vàng với chính mình

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
1 year ago

Nếu IQ và EQ là những phầnthuộc về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp” trong chặng đường phát triển

Dương Ái
Dương Ái
1 year ago

Nhờ vào chỉ số AQ đã giúp mik biết được mức độ đối diện khó khăn, xoay chuyển cục diện, vượt lên nghịch cảnh và phương hướng tìm được lối ra, bằng bản lĩnh của chính mình đang thuộc mức độ nào

Như Ái
Như Ái
1 year ago

Nhờ các chuyên gia tâm lý giáo dục Israel đã đúc kết và đề xuất nên một khuôn mẫu chỉ số, đinh hình rõ hơn về những khả năng và giới hạn của bản thân

Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
1 year ago

Nhờ bài viết mà tôi có thể hiểu rõ hơn ngoài EQ hay IQ thường hay nghe, thì vẫn còn nhiều chỉ số khác góp phần hoàn thiện và phát triển từng cá thế