Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho ông với ý nghĩa “Trần” vương triều nhà Trần ba lần đại thắng quân Nguyên, “Đại Nghĩa” vì nghĩa lớn của dân tộc.
Cuộc gặp gỡ giữa ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Paris đã thành cuộc gặp gỡ định mệnh. Ông trở về quê nhà, phục vụ cho công cuộc giải phóng đất nước.
Ông đã từ bỏ sự chiêu mộ của thực dân Pháp về Việt Nam công hiến sức lực của mình. Với tài trí của mình ông đã chế tạo thành công súng và đạn bazooka và SKZ(súng đại bác không giật). Thời đó những loại vũ khí này có trình độ hiện đại của thế giới.
Đầu năm 1947, Hội nghị Quân sự tổ chức ở Trúc Sơn, Cục trưởng Trần Đại Nghĩa đã có bài phát biểu thể hiện quyết tâm ngành quân giới trong việc sản xuất vũ khí.
Thuở đầu, ngành quân giới chế tạo được đạn Bazooka và SKZ nhờ sự hướng dẫn của Trần Đại Nghĩa. Trong quá trình chế tạo và bắn thử, có lúc đạn cao và xa rồi đâm xuống đất không nổ. Nên phải gấp rút nghiên cứu, sửa chữa chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp tới.
Trong tình thế đất nước đang thiếu thốn về mọi mặt. Bằng nổ lực ngày đêm nhà nghiên cứu kỹ thuật Trần Đại Nghĩa đã tạo ra 5 quả đạn Bazooka.
Ngày 3-3-1947, Pháp cho rằng quân ta không chế tạo được vũ khí chọc thủng xe tăng thiết giáp. Một tiểu đội Bazooka được huấn luyện kĩ càng đã ra quân. Những phát đạn đầu tiên đã xuyên thủng xe của địch. Quân Pháp hoản sợ rút lui, quân ta chủ động tiến công tiêu diệt địch.
Ông được xem là người đặt nền móng cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. SKZ, đây là một loại vũ khí nhẹ dùng bắn các loại đạn hạng nặng độ giật thấp, mạnh hơn Bazooka. Khả năng SKZ chọc thủng dễ dàng các bức tường bê-tông dày 600-1.000mm của lô cốt địch.
Điều đó, đã góp phần quan trọng mang về những chiến công oanh liệt trong các trận đánh Phố Lu, Phố Ràng ở Tây Bắc hay đèo Măng Giang…Từ đó làm tiền đề để tạo ra các loại vũ khí phù hợp với mỗi chiến trường.
Đó là những vũ khí mang đậm dấu ấn Trần Đại Nghĩa. Một bậc đại trí thức yêu nước toàn tâm toàn ý tìm ra những phương thức hiệu quả nhất.
Phạm Thái Trân tổng hợp.
Tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Pháp thương thuyết với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet. Ông cùng với kỹ sư luyện kim Võ Quý Huân, bác sĩ Trần Hữu Tước theo Hồ Chủ tịch về nước, tham gia tổ chức, chế tạo vũ khí cho quân đội tại núi rừng Việt Bắc. Ngày 5 tháng 12 năm đó, Hồ Chí Minh đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và trực tiếp giao cho ông làm Cục trưởng Cục Quân giới (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam), năm 1948 phong quân hàm Thiếu tướng [4], Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới[5] (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự), Bộ Tổng tư lệnh Quân đội.
Phục bác đã lâu, bác còn có trí nhớ siêu siêu lắm
Các công trình nghiên cứu của ông được quốc tế đánh giá cao, được ứng dụng rộng rãi trong Quân đội nhân dân Việt Nam và là nỗi kinh hoàng của quân đội đối phương. Trong tác phẩm Street Without Joy của Bernard B. Fall ở trang 237 có viết về súng SKZ của ông như sau “…and the feared Viet-Minh SKZ recoilless cannon oppened up at minimum range upon the “soft” vehicles…”.
Năm 1966, ông được bầu làm Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Phải tài trí cỡ nào mới giữ chức vụ này
Những năm cuối đời, ông cùng gia đình trở về quê hương miền Nam, sinh sống tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tượng của ông Trần Đại Nghĩa cũng được đặt ở nhà trưng bày truyền thống tại Vĩnh Liêu.
Ông đã tạo ra bước ngoặc trong công nghệ chiến tranh góp phần giúp Việt Nam giữ vững đất nước
Nhân tài hiếm có của Việt Nam
Ông đã được biết về uy lực của súng, đạn bazoka khi quân Đồng minh đổ bộ vào Pháp. Sau một tuần lễ về Hà Nội, ông lên Thái Nguyên nghiên cứu làm đạn chống tăng. Đầu năm 1947, từ Hà Đông, súng và đạn bazoka 60 li của Việt Minh do Trần Đại Nghĩa chế tạo đã thể hiện uy lực khi khiến xe tăng và xe bọc thép của Pháp đứng khựng. Cùng với những sáng chế tiếp theo trong ngành quân giới, ông được mệnh danh là “Ông Phật làm súng” với nhiều huyền thoại xung quanh cuộc đời mình.
Từ ngày được phong hàm tướng (1948) cho đến khi qua đời (1997), suốt nửa thế kỷ ông mang trên vai quân hàm thiếu tướng. Nhưng trong kháng chiến chống Pháp, ông chỉ mặc đồ bà ba, mặc quân phục như bộ đội, chẳng bao giờ đeo “lon”.
Một sự bình dị hiếm có
Bài viết khiến mình rất thích, ủng hộ tác giả, vote 5 sao ạ
Luôn canh cánh về tính mạng của đồng bào trước vũ khí hiện đại của thực dân Pháp, ông vào các thư viện lớn, tìm hiểu về vũ khí, thuốc nổ. Cuối năm 1946, ông theo Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước. Từ đây, tài năng chế tạo vũ khí của ông được dịp phát huy.
Nguyện vọng cao nhất của ông là được trở về Tổ quốc cống hiến hết năng lực và tinh thần. Một người đáng ngưỡng mộ vừa tài khi làm ra những phát minh làm lay chuyển cục diện chiến trường vừa một lòng với đất nước. Đến nổi từ bỏ lương 22 lạng vàng để theo Bác về nước làm việc đại nghĩa.
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam có một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, sự quyết tâm và nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đó là Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
Ông là tấm gương lớn về học tập cho tuổi trẻ, người có công rất lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Với tấm lòng yêu nước, bản tính ham học hỏi và trí thông minh bẩm sinh, ông đã tạo nên sự nghiệp lớn cho mình, rất đáng khâm phục.
Ông đã để lại cho thế hệ trẻ nhiều bài học về sự say mê khoa học, sự sáng tạo của bản thân cũng như những đóng góp vô điều kiện cho quê hương đất nước.
Tên tuổi của ông đã trở thành huyền thoại với nhiều thế hệ người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế và luôn được nhân dân trong nước và quốc tế kính trọng.
Trần Đại Nghĩa đã phản ánh một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, quyết tâm và nghị lực phi thường vượt qua khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và được lịch sử ghi nhận. Tấm gương ấy sẽ mãi tiếp tục tỏa sáng để thế hệ trẻ hôm nay noi theo.
Không chỉ là một nhà khoa học chế tạo vũ khí ông còn có nhiều đóng góp trong việc xây dựng Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện Khoa học Việt Nam… và là tấm gương khoa học sáng mãi trong lòng hậu thế.
Ông đã có nhiều đóng góp lớn trong việc tìm biện pháp kỹ thuật chống chiến tranh phá hoại, phá hệ thống thủy lôi của địch, chế tạo những trang thiết bị đặc biệt cho bộ đội đặc công, tìm phương án đánh B52, góp phần cải tiến SAM 2.
Có đợt mình thấy được vũ khí và giai thoại của ông ở Củ Chu, phải nói mình đã măt chữ A mồm chữ O vì ngưỡng mộ ông. Từ bỏ tiền tài mà quay về phục vụ đất nước!
Vì sao ông Trần Đại Nghĩa lại bỏ 22 lượng vàng để theo Bác Hồ về nước? Có lẻ là vì ông muốn phụng sự, đóng góp công sức cho dân tộc và chắc đó là lí tưởng mà ông muốn cho cuộc đời mình
Tặng 3000 ngàn vote sao cho tinh thần vì nước của ông Trần Đại Nghĩa. Thời ấy, may mắn có ông mà nước ta chiến thắng quân Pháp
Phải nói trí nhớ của ông thuộc dạng đỉnh của chóp ấy. Sao ông có thể học và nhớ 30.000 trang nhỉ. Incredipple
cảm ơn page vì những kiến thức vô cùng chất lượng, cảm Trần Đại Nghĩa vì những đóng góp cho nước nhà
Ông được xem là người đặt nền móng cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã góp phần quan trọng mang về những chiến công oanh liệt trong các trận đánh Phố Lu, Phố Ràng ở Tây Bắc hay đèo Măng Giang…Từ đó làm tiền đề để tạo ra các loại vũ khí phù hợp với mỗi chiến trường.
Một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước. Thật tuyệt vời khi ông đã từ bỏ sự chiêu mộ của thực dân Pháp về Việt Nam công hiến sức lực của mình. Vậy mới thấy người Việt Nam, dân tộc Việt Nam yêu nước đến nhường nào.
Từ chối lời mời và nhiều đãi ngộ của Pháp để quay về giúp Tổ quốc chiến đâu chỉ có thể là anh hùng là người con của đất Việt
Dù ở bất cứ nơi đâu thì lòng vẫn luôn hướng về quê cha đất tổ. Một nghĩa cử rất cao đẹp.
thế hệ trẻ bây giờ rất cần học tập tinh thần của ông để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám tại Việt Nam. Cần học tập những điều hiện đại, đổi mới từ các nước phát triển sau đó xây dựng cho nước nhà ngày càng phát triển hơn.
Rất đáng khen cho tình thần của Trần Đại Nghĩa nhưng cũng không thể thiếu lời khen cho khả năng nhìn người và thuyết phục người tài của Bác Hồ.
Cả cuộc đời của Trần Đại Nghĩa đã phản ánh một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, quyết tâm và nghị lực phi thường vượt qua khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và được lịch sử ghi nhận
“…phải lo học hành đến nơi đến chốn,… phải biết mang hiểu biết của mình giúp ích cho đời”. Những lời dạy dỗ quý giá của cha ông đã góp phần thôi thúc tinh thân và nghị lực của ông. Giúp đất nước ta có thêm được người anh hùng bất khuất, tài giỏi như thế
Tự hào làm con dân Việt Nam
Trong chiến dịch Thu Đông năm 1947, bazoka còn bắn chìm cả tàu chiến Pháp trên sông Lô
Sự ra đời của vũ khí mang tên ông đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao mới của nền khoa học thế giới lúc bấy giờ
Không chỉ xe tăng, mà tất cả lô cốt, ụ xạ kích, các nhà cửa kiên cố cũng bị đạn Bazooka xuyên thủng, lính trong căn cứ cháy thành than… gây bao nỗi kinh hoàng. Đặc biệt, hàng chục tầu chiến Pháp bị bộ đội ta bắn chìm trên sông Lô, bẻ gãy “gọng kìm phía tây” của giặc Pháp tấn công lên Căn cứ địa cách mạng, trong Chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947.Với chiến công này của quân dân ta, đầu năm 1948, Hồ Chủ tịch đã kí quyết định phong quân hàm cấp tướng cho 11 cán bộ cao cấp trong quân đội. Trong số đó, ông Trần Đại Nghĩa nhận hàm thiếu tướng.
Những sự hy sinh, cống hiến cả đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc .Bác Trần Đại Nghĩa được Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lao động để vinh danh người có công với đất nước.
Quả thật bác như một người hùng, người tri thức yêu nước. Những công lao, tình yêu nước bằng cả trái tim, hy sinh hiến dân cả cuộc đời cho tổ quốc, cho công cuộc đấu tranh vũ trang nước nhà của bác Trần Đại Nghĩa luôn là tấm gương sáng để thế hệ chúng ta noi theo và học tập, nhớ ơn.
Sự ra đời của những loại vũ khí mang dấu ấn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học – kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ và là tiền đề quan trọng để nhà khoa học quân sự tiếp tục có nhiều đóng góp vĩ đại cho đất nước.
Trong nhật ký của mình, Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa viết: “Ngày 30/4/1975, nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, vì hoài bão của tôi hồi nhỏ, sứ mạng của tôi rất đơn giản là tham gia về mặt khoa học, kỹ thuật vũ khí trong cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng để giải phóng đất nước, và nay đất nước đã được giải phóng, tôi không muốn gì hơn nữa, vì một đời người không thể làm hơn“.
Bác Trần Đại Nghĩa là “đại trí thức”, một nhà khoa học lớn, một vị tướng đem hết tài năng, tâm đức hiến dâng cho tổ quốc.
Việc làm chủ được các công nghệ sản xuất vũ khí từ ông đã góp công không nhỏ trong lĩnh vực chính trị khi hạn chế được sức ép phải xin viện trợ từ các nước láng giềng
Trong cuốn Chiến tranh Đông Dương, xuất bản tại Paris năm 1963, ký giả Lucien Bodart viết: “Cái thứ gây khó khăn cho chúng tôi, cái thứ xuyên thủng bêtông dày 60 cm là những quả đạn SKZ 8kg mà người Việt chế tạo trong các hang núi ở Đông Dương. Chỉ cần vài quả là đã tiêu diệt được tháp canh của chúng tôi”.
Ngoài việc chế tạo vũ khí, ông còn mở nhiều lớp đào tạo kỹ thuật vũ khí và trực tiếp đứng lớp. Qua các bài giảng, ông đã trang bị cho anh em những kiến thức cơ bản về kỹ thuật vũ khí. Hầu hết học viên do ông đào tạo sau này đều là những cán bộ chủ chốt. Sau 3 năm được giao nhiệm vụ “lo vũ khí cho bộ đội”, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa đưa ngành quân giới non trẻ phát triển mạnh mẽ. Thật đáng tự hào làm sao.
Trong sự nghiệp kháng chiến của nước nhà, GS.Trần Đại Nghĩa đã quy tụ được trí tuệ của các thế hệ nhà khoa học – kỹ thuật trong và ngoài quân đội vừa xây dựng các phương án kỹ thuật vũ khí, vừa chỉ đạo tổ chức thực hiện để góp phần quan trọng vào chiến thắng vẻ vang của quân dân ta.
Mình rất thích bài viết, đọc xong mình càng khâm phục tự hào những người con anh hùng đất Việt như bác Trần Đại Nghĩa và mong tác giả sẽ tiếp tục có những bài viết chia sẻ đầy đắc giá như thế nữa.