Đổi mới giáo dục để tiến bộ và phù hợp với định hướng phát triển nhân tài là nhiệm vụ thường trực tại nhiều quốc gia. Nhìn lại thời cuộc sau cách mạng năm 1789, đổi mới giáo dục để không lệ thuộc. Đến đầu thế kỷ XX, đổi mới thành giáo dục cưỡng bách và miễn phí cho mọi trẻ. Đổi mới để trường học không phải là “con khủng long” sống thời đại @.

Dù là phương thức đổi mới nào, người dạy cũng phải nhanh chóng thích nghi, trau dồi để hoàn thiện kỹ năng giáo dục của mình. Trong đó có những kỹ năng mang tính bất di bất dịch, dù thời thế thay đổi chúng vẫn không mất đi giá trị. Đó là những kỹ năng căn bản không dạy được, không học được mà phải rèn luyện mới hình thành.

Kỹ năng giáo dục – Tạo cảm xúc

Học sinh mặc áo hồng đỏ đang giơ tay kỹ năng giáo dục tạo cảm xúc

Một giáo viên trẻ mới ra trường, thường được đào tạo các phương pháp để truyền đạt kiến thức; để xây dựng vốn trí tuệ, kỹ năng hay đạo đức cho học trò. Có hàng tá những điều phải tuân thủ đến độ nhiều khi cả người đứng lớp lẫn người học đều trở thành những cỗ máy. Hay nói đơn giản hơn là robot chỉ biết làm theo chương trình thi đua. Chúng ta vô tình quên đi rằng việc học không chỉ là chuyện của cái đầu mà còn ở con tim. Có xúc cảm ta mới hấp thụ tốt và dài lâu.

Hình ảnh minh hoa, dẫn nhập lý thú, thí dụ điển hình và cụ thể,… Là một số trong hàng ngàn xa số cách gợi mở cảm xúc cho học trò. Người đứng lớp biết cách tạo cảm xúc là người giúp học trò hạnh phúc khi đến trường và sẵn sàng tiếp thu hiểu biết. Học trò càng nhỏ tuổi càng cần cảm xúc để tiếp thêm động cơ học hỏi. Tạo cảm xúc một cách tích cực còn góp phần giúp học trò ngầm hiểu ra cách làm người nhân nghĩa.

Trò hư ngày trước bị thầy giáo vụt cho một roi nhớ đời, sau đó thay đổi và nên người cũng là một ví dụ tạo cảm xúc. Thầy khó mà có cảm xúc được khi là một lao động quá tải và theo lệnh của trên!

Kỹ năng giáo dục – Truyền đam mê

Đi học là nghề rất cực! Bị gò bó trong bốn bức tường trong khi ngoài sân có nắng đẹp trời xanh, gió mát chim ca,… Tuổi trẻ lại là tuổi hiếu động. Vậy phải làm thế nào cho các em chịu bằng lòng “nhốt” mình trong lớp học. Vì thế, giáo viên phải biết cách giữ chân các em trong lớp. Những khó khăn hạnh phúc của các em lúc ngồi trên ghê nhà trường; cả những gian nan hay kỳ thú từ việc học sẽ là hình thức “vẽ đường” cho các em đi và minh chứng sự khả thi của việc học.

Thầy giáo đang vẽ tranh trên bảng kỹ năng giáo dục truyền đam mê

Đôi khi học trò cũng không cần giáo viên dong dài. Chỉ qua giọng nói, ánh mắt, giáo viên đã đủ rót hồn vào bài giảng. Tất nhiên phải có đam mê mới truyền đam mê được vì “Đam mê là một bệnh hay lây”. Khi có đam mê, thầy hay trò sẽ có khả năng vượt suối qua đèo. Người xấu miệng thì bảo: “Úi dào, tôi còn cơm áo gạo tiền, đi dạy cũng là nghề kiếm sống mà thôi.”

Với học trò, có đam mê hay không thì chúng vẫn phải học. Tuy nhiên, đi học không phải một hình thức phạt tù khổ sai. Thế nên đam mê là một phương thức có chiều sâu chứ không phiến diện. Truyền đam mê khác với hoạt náo hay làm sống động. Thay và trò có thể yên tĩnh làm việc của mình một cách say mê, hăng hái. Thầy, trò và môn học, cả ba cùng… đam mê! Thầy không thể đam mê, sáng tạo nếu cả ngày phải vật lộn với sổ sách, báo cáo và chạy đua thành tích với trò.

Tiếp nhận cái đẹp

Nếu trên bảng, cô giáo không trình bày bài giảng khúc chiết, sáng sủa thì làm sao đòi hỏi học trò nắn nót chép bài vào vở. Đó là một cách rất trẻ con để nói đến kỹ năng người dạy cần có, nhằm giúp học trò tiếp cận cái đẹp. Cái đẹp ở trường – Phòng ốc, sân chơi, trang trí lớp học.

Cái đẹp trong môi trường đô thị hay trong thiên nhiên qua các sinh hoạt ngoài trời. Cái đẹp của văn chương, âm nhạc hay hội họa. Cái đẹp khi ta tiếp cận với khoa học, cái đẹp của tri thức,… Đó là chưa nói tới cái đẹp của ngôn từ, của nét ứng xử giữa thầy và trò.

Từ kỹ năng giáo dục này, người thầy như hóa thân thành thợ kim hoàn mài ngọc. Người học trò có thành hòn ngọc đẹp hay không cũng nhờ bàn tay và tâm sức của người thầy hướng dẫn chúng tiếp thu cái đẹp. Chúng ta không chỉ biết sống, mà còn cần sống đẹp. Một cuộc sống có giá trị là đích đến của mỗi chúng ta. Thầy khó mà nhận ra cái đẹp khi mà lo cuộc sống chiếm hết tâm trí!

hình ảnh từ donggoitrithuc.com

Kỹ năng tạo tình người

Mối liên hệ giữa thầy và trò không phải là mối liên hệ thị trường “tiền trao cháo múc”. Đây là một trong những lý do khiến tôi phản đối việc học thêm. Mối liên hệ này cũng chẳng phải là mối liên hệ quyền lực, mà là mối liên hệ đặc biệt giữa người với người.

Lúc đến trường, học trò như thể đứa con trong gia đình. Rời vòng tay bảo bọc của cha mẹ, học trò vẫn chưa có đủ bản lĩnh xã hội. Trường học trở thành giai đoạn chuyển tiếp giúp trò có thêm kỹ năng để ra đời. Muốn vậy, trường học phải là nơi để các em còn được cầm tay dẫn dắt tiến lên.

Nói theo kiểu xã hội học, trường học không là nhóm nhỏ như gia đình, cũng không là cả “biển khơi” mà là những liên hệ thành vô danh vì như thế các em sẽ… chìm mất đi thôi! Liên hệ thầy trò là mối liên hệ đầy tình người, có trách nhiệm với nhau.

Trò học chậm, có một phần lỗi ở thầy. Song song đấy, trò cũng phải gắng học để xứng đáng với công sức người thầy bỏ ra. Trường học nếu làm tốt mối liên hệ thầy trò thì liên hệ giữa người với người trong xã hội theo đó mà thuận hòa. Bởi lẽ, học trò đã được tôi luyện qua những năm tháng học đường. Trò đã được tập tành các hình thức giao tiếp tôn trọng đối phương. Thầy không chú tâm vào tạo tình người nếu đối diện với sự bon chen giống thương trường!

hình ảnh từ donggoitrithuc.com

Kỹ năng tự vấn mình

Dạy học là cả một công trình mỗi ngày, phải đối diện với những học trò và những hoàn cảnh khác nhau. Chắc chắn rằng không giáo viên nào muốn bản thân là chiếc đĩa cũ. Lúc nào cũng phát lại những điều bất di bất dịch trong suốt sự nghiệp dạy học của mình, mặc cho thế giới có đổi thay, mặc cho khoa học có tiến bộ và nhu cầu của học trò có khác đi. Việc tự vấn trở thành công cụ hữu hiệu để tự nhìn lại mình, lắng nghe cơ thể, kiểm soát bản thân bên cạnh kỹ năng lắng nghe người khác.

hình ảnh từ donggoitrithuc.com

Tất nhiên, sẽ có một số kỹ thuật giúp chúng ta cụ thể hóa khả năng truyền cảm xúc hay tự vấn. Dù vậy, bất kể loại kỹ năng nào cũng phải xuất phát từ lòng yêu nghề và nghị lực muốn phát triển. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với người dìu dắt học trò. Nơi có những nền giáo dục tiên tiến nhất đều ý thức được điều này. Trong quá trình sàn lọc đầu ra tại các trường sư phạm, hội đồng xét tuyển bao giờ cũng đặt ra các câu hỏi nhằm đo lường kỹ năng giáo dục cả các ứng viên.

Quan trọng nhất là cần thay đổi quan niệm, tư duy trong giáo dục. Nói đơn giản là thay đổi cách nghĩ, cách làm trong giáo dục!

Trần Thị Minh Anh theo TƯ DUY LẠI GIÁO DỤC của PGS.TS. Lê Kim Long

Xem thêm

SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỪ TRI THỨC DÂN GIAN
Quyền lực của nhà lãnh đạo xuất phát từ đâu?
Bình đẳng giới là tôn trọng sự khác biệt
LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

17 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Ở tiểu học, không phải các em đều ngoan ngoãn, nghe lời nên giáo viên cần phải kiên nhẫn, từ từ uốn nắn bằng sự quan tâm của các thầy cô khi ở trường. Không chỉ trong các giờ học mà còn có trong giờ ra chơi, các mối quan hệ bạn bè và gia đình,… để có thể hiểu và kịp giải đáp những thắc mắc khi các em cần hỗ trợ

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Kỹ năng hoạt động nhóm luôn là kỹ năng cần thiết và quan trọng ở mọi độ tuổi.Bằng cách tổ chức các giờ học, giờ ngoại khóa sẽ rèn cho các em biết hợp tác và làm việc theo nhóm, có tinh thần đồng đội và sẽ chia cùng nhau. Giúp các em dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ bài học một cách sinh động

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Một nền giáo dục đổi mới để tốt hơn và hình thành kỹ năng sống một năng lực cá nhân mà con người có được thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm trực tiếp, nó giúp cho con người có cách ứng xử tích cực và có hiệu quả, đáp ứng mọi biến đổi của đời sống xã hội, sống khoẻ mạnh, an toàn hơn


Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Để nền giáo dục đạt chất lượng luôn cần những giáo viên tận tâm cống hiến và nâng tầm nét đẹp của giáo dục Việt

Như Ái
Như Ái
3 năm trước

Một chút hài hước trong giờ học sẽ lớp không khí trong lớp học thoải mái hơn, học sinh sẽ có một tâm trạng vui vẻ và khiến các em muốn hợp tác

Tăng Bảo Cầm
Tăng Bảo Cầm
3 năm trước

Đúng vậy là 1 nhà giáo tốt ko chỉ mỗi kỹ năng mà còn có những khả năng khác nữa. 1 Giáo viên thú vị bao giờ cũng cuốn học sinh hơn những giáo viên nhàm chán.

Tuyết Ngưng
Tuyết Ngưng
3 năm trước

Mình thực sự rất thích bài chia sẻ của tác giả. Thật sự việc học là một điều quan trọng nhưng người truyền đạt cũng quan trọng không kém. Một môn học đối với học sinh là cực hình nhưng chỉ cần thay đổi cách nhìn, phương thức truyền đạt thì sẽ có một sự thay đổi hoàn toàn.

Tuấn Anh
Tuấn Anh
3 năm trước

Thật sự nha, thầy cô xưa cũng điều có ý tốt hết. Chỉ là nó hơi gò bó, cứng nhắc xíu thui

Quang Tuyên
Quang Tuyên
3 năm trước

Uii, đọc bài này mình lại nhớ thầy dạy Toán năm xưa của mình rùi. Mình ấn tượng cái phép gì đó mà thấy lấy ví dụ “Con khỉ mặt mâm” biến thành “Con khỉ mặt mâm” bên này (Ý nói Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký). Nhiều các dạy dễ nhớ mà vui vẻ, hài hước làm lớp mình thích học cực kỳ

Minh Hậu
Minh Hậu
3 năm trước

Giáo dục phải nói là thứ quan trọng bật nhất của một đất nước

Văn Nhàn
Văn Nhàn
3 năm trước

Ai mà có đủ này chắc hút người theo học dữ lắm nha

Bảo Trân
Bảo Trân
3 năm trước

Những kỹ năng này cần có để tạo nên sự hấp dẫn cho các bạn, giúp một tiết học trở nên không nhàm chán thì ôi quá tuyệt vời

Karry
Karry
3 năm trước

Những người thầy, người cô là những người dìu dắt và hỗ trợ ta trong quãng đường phát triển. Họ lun truyền đạt giá trị cốt lỗi và bài học ý nghĩa về cuộc sống.

Hóa
Hóa
3 năm trước

Nền giáo dục luôn cần những người thầy làm việc có tâm và có tầm

Linh Linh
Linh Linh
3 năm trước

bài viết rất hay và ý nghĩa, cảm ơn những chia sẻ hấp dẫn của tác giả

Quyên
Quyên
3 năm trước

Đây quả thật là môi trường đáng để mong đợi với những con người đầy nhiệt huyết và đam mê với công việc. Họ luôn tìm thấy giai điệu và sự hòa quyện với mọi thứ xung quanh. Luôn cống hiến và phục vụ hết sức cho những giá trị lâu dài và bền vững

Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
3 năm trước

Chúng ta luôn cần một cái đầu lạnh và trái tim nóng để đối mặt với thời đại