“Logic đưa bạn đi từ A đến B, còn trí tưởng tượng đưa bạn đi đến bất kỳ đâu” (Albert Einstein). Khả năng tưởng tượng có lẽ là năng lực mạnh mẽ nhất mà con người có được. Tất cả những cải thiện trong cuộc sống đều bắt đầu từ sự cải thiện trong tâm trí con người. Thời đại mới là dịch chuyển từ thuộc lòng thống kê bảo thủ lên tưởng tượng thiết kế đổi mới.
Nghị quyết 29-NQ/TW chỉ rõ:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân… Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp…; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học…
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc…”
Nhờ chính sách đổi mới của Đảng, từ một nước đói ăn trước năm 1990. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO; đang chuẩn bị gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Cộng đồng kinh tế AEC. Không đổi mới, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà.
Einstein dạy “Trí tưởng tượng mạnh hơn tri thức”.
Napoleon nói “Trí tưởng tượng chinh phục cả thế giới”
Tác giả “tiểu thuyết phù thủy” đình đám J.K. Jowling chia sẻ: “Chúng ta đâu cần phép thuật để thay đổi thế giới. Chúng ta có đủ sức mạnh rồi – sức mạnh tưởng tượng những điều tốt đẹp hơn”. Con người có thể bay trên không trung, đặt chân lên mặt trăng; lặn sâu xuống đáy biển và vô số chuyện trước kia cho là hoang tưởng thì nay đã trở thành hiện thực. Tất cả đều nhờ tưởng tượng.
Vì vậy, phải dịch chuyển từ thống kê thuộc lòng lên tưởng tượng thiết kế đổi mới.
1. Tưởng tượng thiết kế đổi mới lại con người.
“Một giấc mơ có thể không trở thành hiện thực. Nhưng nếu bạn không mơ về nó thì chắc chắn nó sẽ không thể trở thành hiện thực.”

Xu thế giáo dục thế giới được định hình từ thế kỷ 19 là Academic (học thuật), qua thế kỷ 20 xu thế giáo dục được phát triển lên thành Business (Kinh doanh), và đến thế kỉ 21 xu thế là Creative (Sáng tạo) và Design (Thiết kế).

Vậy nên, trong thế kỷ 21 – thế kỷ của sáng tạo và thiết kế. Chúng ta cần phải mau chóng thích nghi nhanh với sự chuyển dịch của xu thế giáo dục thế giới và có những chính sách; phương án để thiết kế lại nguồn lực quan trọng nhất của đất nước. Đó là con người.
Nếu “vũ khí cạnh tranh mạnh nhất: Thiết kế, sáng tạo vượt trội hơn so với đối thủ” thì con người chính là nguồn lực quan trọng nhất để tạo ra những “vũ khí cạnh tranh mạnh nhất”.
Vậy nhưng, làm thế nào mà chúng ta có thể “thiết kế, sáng tạo vượt trội hơn đối thủ”? Trong khi chính bản thân chúng ta lại chưa được thiết kế, sáng tạo được cuộc sống của mình?
Chúng ta chỉ đang sống và làm việc theo những gì người khác cho là đúng mà chưa hề đặt ra những câu hỏi như; Ta là ai? Điều ta muốn là gì? Mục đích của ta là gì? Ta đang đứng ở đâu trên đường đời?… Nếu bản thân ta chưa thế trả lời được những câu hỏi đó thì quả thật bản thân ta từ trước đến nay vốn chưa hề biết sáng tạo, thiết kế.
Có điểm gì chung giữa chiếc siêu xe Laboghini mạnh mẽ; chiếc Iphone sành điệu; chiếc máy bay Boeing; khu Royal City hay cầu Rồng Đà Nẵng? Đó chính là thiết kế chuẩn, tinh xảo và hoàn hảo đến từng chi tiết.
Đối với một sản phẩm hiện đại, quan trọng nhất là thiết kế. Con người cũng vậy.
Để trở thành một con người biết sáng tạo và thiết kế thì đầu tiên, ta phải sáng tạo ra thứ mà bản thân ta mong muốn nhưng chưa thể đạt được trong suy nghĩ. Sau đó, dựa theo những điều kiện hiện tại của bản thân mà ta phải thiết kế lại chính bản thân mình để đạt được thế mà ta mong muốn trong tương lai sắp tới.
Tóm tắt lại thì quá trình sáng tạo; thiết kế chỉ đơn giản là tưởng tượng ra thứ mình chưa có rồi xây dựng lại các điều kiện để hiện thực hoá tưởng tượng của bản thân.

2. Tưởng tượng thiết kế đổi mới lại xã hội.
Sau khi thiết kế lại con người và mở rộng quy mô thiết kế con người. Thì giờ đây, ta sẽ cần thiết kế lại xã hội.
Nhưng trước khi thiết kế nên xã hội thì chúng ta cần phải biết được: Xã hội mà chúng ta thiết kế sẽ trông như thế nào?
Có thể nói, điều giúp cho Dubai từ một hoang mạc. Sau 20 năm, trở thành một trong những thành phố đáng sống nhất thế giới. Và Singapore, một đất nước với diện tích chỉ vỏn vẹn 660 km2 và dân số gần 5 triệu người trở thành con rồng châu Á. Hay Nhật Bản, một nước nghèo nàn tài nguyên, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh thế giới thứ hai, thường xuyên bị thiên tai (động đất, sóng thần) có bước phát triển “thần kỳ”, hiện nay đang là nước có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới đó là thiết kế.
Trước khi thiết kế, chúng ta cần phải sáng tạo ra thứ mà chúng ta muốn rồi chúng ta mới bắt đầu thiết kế. Đó mới gọi là tưởng tượng thiết kế đổi mới.

Còn với Việt Nam ta, so với cả Singapore, Dubai hay Nhật Bản thì chưa hề có nước nào được mệnh danh “rừng vàng biển bạc” như nước ta, nhưng GDP của ta năm 2014 chỉ là xấp xỉ 171 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người chỉ vào khoảng 2000USD/năm.
Vấn đề hiện tại của nước ta đôi khi không nằm ở khâu sáng tạo nhưng lại nằm ở khâu thiết kế. Người dân ta hiện tại vẫn chưa hề biết được rằng xã hội mình sống đang thiết kế những gì và nó sẽ ra sao trong tương lai?
Đây chính là vấn đề hiện tại của chúng ta.
Và cũng là lời giải cho những cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam.
Sáng tạo và thiết kế, đó chính là vũ khí mạnh mẽ nhất. Dù trong bất kỳ thời kỳ lịch sử nào. Mặc cho chúng ta chính là những nước đã bị đô hộ; nô dịch suốt bao nhiêu lần trong suốt chiều dài lịch sử. Nhưng chính sự sáng tạo của các vị vua và sự thiết kế của nhân dân mà chúng ta vẫn luôn dành lại được nền độc lập của bản thân.
Trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hoá, bất cứ cá nhân; tổ chức; công ty hay một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều cần có nguồn vốn dồi dào. Nguồn vốn gồm hai loại, vốn hữu hình (tiền, tài nguyên) và vốn vô hình (con người, xã hội). Sai lầm lâu nay của chúng ta là chỉ biết và quan tâm tới nguồn vốn hữu hình. Hữu hình là hữu hạn. Vô hình là vô hạn, vô tận, vô lượng, vô biên. Trên thế giới, vốn vô hình ngày càng lấn át vốn hữu hình. Vô hình chính là sáng tạo còn hữu hình chính là thiết kế; mang lại hình dạng cho nguồn vốn vô hình.
Trải qua bao nhiều cột mốc thời gian, lịch sử. Tỉ lệ giữa nguồn vốn vô hình và nguồn vốn hữu hình đã bị đảo ngược. Ở thế kỷ trước, vốn hữu hình chiếm tới 80%,bây giờ thì ngược lại. Vốn vô hình chiếm 4/5 so với vốn hữu hình và nó vẫn đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên dù tỉ lệ nguồn vốn có chệnh lệch ra sao thì vốn vô hình cũng không thể chiếm trọn vẹn 100%. Bởi khi đó, chúng ta chỉ đang sáng tạo mà bỏ qua khâu thiết kế.

“Càng rõ ràng càng dễ dàng”. Phải định lượng được vốn xã hội và vốn con người; chúng ta mới dịch chuyển hành vi để hiệu quả hơn.
Sự hình thành con người đã nói lên bản chất con người là kết quả của hoạt động đồng đội.
Gia đình là tế bào của xã hội và là đội nhóm cơ bản nhất. Lịch sử loài người đã trải qua trên hàng triệu năm. Lịch sử hình thành gia đình quần thể 30 người có cách đây khoảng 20000 năm. Lịch sử hình thành gia đình một vợ một chồng mới chỉ có cách đây 4000 năm. Rõ ràng hiển nhiên bản năng con người có tính cộng đồng-xã hội-bầy đàn. Sức mạnh cá nhân 4%, đồng đội 26%, xã hội 70%.

Các nước tiên tiến như Singapore, Tiểu vương quốc Dubai, Nhật Bản, Đài Loan… Có bước đột phá; phát triển thần kỳ như vậy là do họ biết phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vô hình. Còn nước ta, lâu nay chỉ quan tâm tới nguồn vốn hữu hình: tiền, tài nguyên.
Có thể nói, sau khi sáng tạo được phương thức điều chỉnh lại nguồn vốn của quốc gia thì thiết kế quan trọng nhất sẽ là thiết kế lại nguồn vốn của quốc gia. Dịch chuyển từ vốn hữu hạn, hữu hình: Tiền – Tài nguyên lên vốn vô hạn, vô hình: Xã hội – Con người.
Trần Thị Minh Anh
Theo quan điểm theo công trình nghiên cứu XÂY DỰNG XÃ HỘI CHIA SẺ-DẠY-HỌC VĂN HÓA KHỞI NGHIỆP TẠO DỰNG NHÂN HIỆU VIỆT của TS. Phan Quốc Việt.
Sáng tạo phù hợp với thực tiễn và bắt kịp sự thay đổi của thời đại
“Trước khi thiết kế, chúng ta cần phải sáng tạo ra thứ mà chúng ta muốn rồi chúng ta mới bắt đầu thiết kế. Đó mới gọi là tưởng tượng thiết kế đổi mới” không thể nào làm lơ mơ và ảo tượng được
Nguồn lực con người sẽ là một trong những yếu tố giúp tạo nên nền tảng vững chắc để xây dựng những điều thiết yếu phía sau
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” tìm kiếm những nguồn lực giàu mạnh và chất lượng cho đất nước nhằm thúc đẩy sự phát triển
Nếu “vũ khí cạnh tranh mạnh nhất: Thiết kế, sáng tạo vượt trội hơn so với đối thủ” thì con người chính là nguồn lực quan trọng nhất để tạo ra những “vũ khí cạnh tranh mạnh nhất”