Nhận được lời thách thức từ tác giả tham gia trận đấu tranh biện có làm bạn ngạc nhiên? Không sao, đây là một cơ hội đưa tư duy bản thân vào một vùng kiến thức mới, rèn luyện sự bản lĩnh, sắc bén.

tu duy hau socrates

Cuốn sách “Tư duy hậu Socrates” vén màn những phương pháp brainstorm độc nhất và tìm đến bản chất đích thực của sự sáng tạo. Đây là cuốn sách thực hành tư duy cần thiết để bạn không chỉ biết nghĩ, mà còn biết hành động – để tồn tại trong một thế giới hối hả, không ngừng tiến về phía trước.

Trong cuốn sách này, chúng tôi đồng ý với hệ thống tư duy mới vừa kế thừa những đúc kết của các triết gia cổ xưa vừa có tính ứng dụng cao trong bối cảnh hiện nay của Edward. Đó là kiến nghị trong bài này. Cùng nhau tranh biện nào, trận đấu bắt đầu !

VÒNG 1: TƯ DUY TRANH BIỆN CỦA SOCRATE VÀ EDWARD

Tam đại triết gia Plato, Aritose, Socrate. Họ là ba trụ cột chính để làm nên những cột trụ vững chắc cho triết học, tư duy tranh biện Phương Tây. Tuy nhiên, phong cách truyền thống này lại thất bại vì đưa ra các phán xét và phân biệt nguy hiểm, thứ có khuynh hướng làm mọi việc tệ đi.

“Nếu hai người bất đồng với nhau thì ắt hẳn sẽ diễn ra một cuộc tranh luận nảy lửa, trong đó mỗi bên đều cố biện hộ cho quan điểm của mình và tìm mọi cách để chứng minh bên kia sai, cứng họng” - Bạn có đang ủng hộ tư duy tranh biện này? Bạn hãy tranh biện về vấn đề trên rồi xem tôi tranh biện lại như thế nào nhé.

Là một triết gia và có hiểu biết sâu sắc về tư duy phương Tây, Edward De Bono đã sử dụng chính những thói tục vốn có trong hệ thống này để giới thiệu một hệ thống tư duy hoàn toàn khác biệt. Edward tranh biện rằng:

“Lối tư duy song song, hai quan điểm bất kỳ đối chọi với nhau như thế nào đều được đặt cạnh nhau. 
* Nếu sau đó cần phải chọn lựa mọt trong hai (hay nhiều) quan điểm thì ta sẽ cố gắng chọn cái có ý nghĩa nhất, phù hợp nhất. 
* Nếu không thể đưa ra một sự lựa chọn nào thì cần phải thiết kế ra một giải pháp bao trùm lên cả hai (hay nhiều) phương án này.

VÒNG 2: HỆ THỐNG TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SOCRATES

Trước khi đi sau hệ thông tư duy của Socrates, hãy cùng tôi tranh biện một vấn đề nhé

  • Tôi: Bạn định nghĩa dũng cảm là gì?
  • Bạn: …
  • Tôi: Vậy những người không nhận thức, không đánh giá được độ nguy hiểm của tình huống nên không cảm thấy sợ cũng được xem là dũng cảm rồi nhỉ.
  • Bạn: …
  • Tôi: Nếu theo định nghĩa mới của bạn, những người ngoan cố, biết là hành động có thể gây nguy hiểm nhưng cố tình làm, ví dụ nhận thức được uống rượu lá xe là ngu hiểm nhưng vẫn lái, tự sát, cũng được coi là dũng cảm sao?
  • Bạn: ….

Sự hài hòa giữa phương pháp Socrates và tư duy phản biện

ksc-donggoitrithuc-phuong-phap-Socrates-trong-tranh-bien-nguyen-dinh-cao-tri

Phương pháp Socrates bao gồm việc sử dụng một loạt các câu hỏi đặc trưng, có nguyên tắc để bóc tách, truy tìm các tư tưởng ẩn chứa trong câu trả lời. Từ những phân tích trên, có thể thấy việc liên tục đặt câu hỏi đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Các câu hỏi được đặt ra cần phải khơi gợi, đôi khi là định hướng, suy nghĩ của người được hỏi, giúp mở ra các góc nhìn mới, chỉ ra những ngụy biện logic (logical fallacy) trong tư duy và khai thác sâu hơn về cả những tư tưởng nằm sau các câu trả lời, từ đó giúp người được hỏi thay đổi cách suy nghĩ từ tận gốc rễ. 

Trong quá trình đối thoại, người tham gia tự nhận ra những lỗ hổng trong quan điểm, lập luận mà ban đầu họ vốn rất tự tin, chắc chắn khiến họ cảm thấy “hoang mang”. Maxwell and Melete (2014) đặt tên cho quá trình này là “Hiệu ứng Socrates” và chỉ ra rằng hiệu ứng này sẽ giúp mài giũa tư duy phản biện, giúp người tham gia có một cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn về mọi vấn đề.

Tìm hiểu thêm về tư duy phản biện tại: https://bom.to/zpFAwD

VÒNG 3: EDWARD NÓI GÌ VỀ TƯ DUY SONG SONG VÀ TƯ DUY BIỆN CHỨNG?

ksc-donggoitrithuc-edward-de-bono-nguyen-dinh-cao-tri

Tư duy song song có nghĩa là vào cùng một thời điểm thì tất cả mọi người đều nhìn nhận vấn đề từ cùng một hướng. Hãy vận dụng lý thuyết này cùng tôi tranh biện một vấn đề như sau:

“Có một ngôi nhà ở nông thôn vừa to vừa đẹp. Bốn phía có bốn người đứng, một người đứng trước nhà, một người đứng sau nhà, hai người còn lại mỗi người đứng mỗi bên hông nhà. Vì thế mỗi người sẽ có những cái nhìn khác nhau về ngôi nhà ấy. Cả bốn người đều lý luận rằng cái mà mình nhìn thấy mới là hình ảnh chân thật nhất về ngôi nhà.” – Vậy ai là người nói chính xác nhất?

Trong phương pháp tư duy song song, cả bốn người sẽ phải đi quanh ngôi nhà một vòng, từ trước vòng sang hông rồi ra mặt sau và cuối cùng thì đi tiếp sang mặt còn lại. Như thế, mỗi lúc dừng lại nhìn, cả bốn người sẽ có cái nhìn song song từ cùng một góc độ.

Tư duy biện chứng

Ngôi nhà trên sẽ như một thế giới này đơn điệu, đơn giản, đứng yên, ổn định khi bốn người không cần di chuyển đồng nghĩa không cần tư duy biện chứng để xem xét. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà vạn vật thế giới liên hệ vô cùng phức tạp với nhau và không ngừng vận động thay đổi một cách nhanh chóng. Nếu không có tư duy biện chứng ta sẽ không thể thấu hiểu thế giới này, cũng không thể tái hiện nó lại trong đầu chúng ta  để chúng ta  nhận thức đúng đắn thế giới, để ta vươn lên làm chủ và cải tạo thế giới.

Vai trò của tư duy biện chứng trong hoạt động nhận thức

Tư duy biện chứng giúp chúng ta, một mặt, khắc phục được lối tư duy siêu hình, phiến diện, chiết trung, nguỵ biện; mặt khác, xem xét đánh giá vấn đề một cách toàn diện, đúng đắn. giúp cho chúng ta khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ và thái độ định kiến với cái mới. giúp chúng ta tránh những sai lầm, sự mò mẫm, phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học và nguy cơ rơi vào ảo tưởng.

Vai trò của tư duy biện chứng trong thực tiễn của thời đại chúng ta.

Trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đang tác động đến các quốc gia, các mặt của đời sống xã hội. Nếu không có tư duy biện chứng, chúng ta sẽ không biết chọn lọc, không biết tiếp thu những giá trị tích cực, đích thực từ các luồng văn hóa bên ngoài và bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn xã hội, sống buông thả, đua đòi, ăn mặc lai căng; quan niệm một cách đơn giản về nhiều vấn đề hệ trọng, chẳng hạn như tình yêu, hôn nhân, việc làm, lối sống…

Mọi thứ đều không xấu vì có vô vàn góc nhìn. Chỉ có đứng trong cái góc ấy ta mới thấu hiểu. Đồng thời chúng ta cũng cần cho phép mình di chuyển để nhìn từ một khía cạnh khác để có những lựa chọn tối ưu hơn. Hậu Socrates vẫn sẽ tranh luận, vẫn sẽ hoài nghi, vẫn sẽ đi kiếm tìm những chân lí… nhưng tất cả sẽ được cập nhật một cách mới mẻ hơn. Kết thúc trận đấu chúng ta đều thấy tranh luận không có xúc phạm, có hoài nghi nhưng không bác bỏ hoàn toàn, có câu hỏi nhưng sẽ liên tục có sự điều hướng.

Nguyễn Đinh Cao Trí

Xem thêm: Thế nào là “Lực hấp dẫn” kinh tế?

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận