Chàng Đinh từ thuở ấu thơ
Cờ lao tập trận đời chờ khởi binh
Vốn người trí dũng, thông minh
Dẹp yên bờ cõi một mình lên ngôi
Đinh Bộ Lĩnh xưng ngôi hoàng đế
Lấy tên hiệu vua Đinh Tiên Hoàng
Đại Cồ Việt, ra đời nước mới
Ở Hoa Lư – Kinh đô sáng ngời
Đinh Bộ Lĩnh – Chàng Đinh thuở ấu thơ
Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng.
Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác; đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hằng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm.
Phụ lão các sách bảo nhau: “Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn”. Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua.
Bấy giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan, cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương. – Một giai thoại về Đinh Bộ Lĩnh thời thơ ấu –
Giai thoại sẽ có điều huyễn hoặc nhưng có sự thật là chàng Đinh từ thuở bé đã mồ côi cha, trải lòng với cuộc sống bình dân, hiểu được lòng dân.
Chàng Đinh và lựa chọn từ cục diện 12 sứ quân
Vốn là một hào kiệt có nhãn quan chính trị sáng suốt, Đinh Bộ Lĩnh sớm nhận ra sự yếu kém của những người kế tục sự nghiệp của Ngô Quyền ở Cổ Loa nên đã liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải khẩu (vùng Thái Bình ngày nay) để phát triển lực lượng.
Đối với hầu hết các sứ quân khác, Đinh Bộ Lĩnh chủ yếu tìm cách thu phục. Trừ một số sứ quân kiên quyết đương đầu như Kiều Công Hãn ở Phong Châu (vùng Phú Thọ ngày nay) và Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động Giang (vùng Thanh Oai, Quốc Oai, Hà Nội ngày nay), ba anh em họ Nguyễn, các sứ quân còn lại đều lần lượt theo về Hoa Lư.
Lựa chọn của Đinh Bộ Lĩnh, không đơn thuần là kết cục của một cuộc chiến phe phái trong đó người mạnh nhất giành chiến thắng, mà là kết quả thắng lợi của một xu thế. Dùng nhân tâm, tầm nhìn và tài trí để được các sứ quân chấp nhận. Từ đó kết thúc cục diện 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước.
Đinh Tiên Hoàng – Khởi đầu cho sự thống nhất
Sau khi định đô ở Hoa Lư và xưng đế. Trên cương vị đứng đầu một nhà nước chính thức có Quốc hiệu, Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là Thái Bình thay thế cho niên nhà Tống và tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền thống nhất từ trung ương tới địa phương.
Ở Trung ương bắt đầu quy định rõ triều đình tổ chức theo Lưỡng ban (Văn và Võ). Nguyễn Bặc được phong Định Quốc công, được giao quyền đứng đầu hàng quan văn. Bên cạnh ông là Lê Hoàn với chức Thập đạo tướng quân được giao trông coi toàn bộ quân đội; quan đứng đầu đội ngũ coi việc luật pháp và hình ngục là chức Đô hộ phủ sĩ sư; còn có Khuông Việt đại sư (Đại sư phò giúp nước Việt) của Phật Giáo.
Chính quyền mới được xây dựng của nhà nước Đại Cồ Việt đã là một hệ thống tổ chức phức hợp, gồm các bộ phận quan văn, quan võ, quan pháp và các tôn giáo (Phật giáo, Đạo giáo) đã được sắp xếp khá quy củ. Đây là một bộ máy trung ương tập quyền vững mạnh.
Cùng với những cố gắng trên phương diện xây dựng bộ máy nhà nước, Đinh Tiên Hoàng đã có những đóng góp lớn lao trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Trước hết phải kể đến việc nhà Đinh cho đúc và phát hành đồng tiền Thái Bình hưng bảo. Đây có thể là đồng tiền cổ nhất của nước ta. Việc phát hành tiền riêng; không phụ thuộc vào tiền Trung Quốc không chỉ thể hiện ý chí độc lập tự cường mà còn là; một chính sách có tầm chiến lược về một nền tài chính độc lập.
– ĐINH TIÊN HOÀNG –
Với việc đặt Quốc hiệu, niên hiệu, xây dựng bộ máy hành chính thống nhất thông suốt từ trên xuống dưới, xác định cương thổ, phát hành tiền tệ… Đại Cồ Việt là một quốc gia độc lập với đầy đủ các tiêu chí sánh ngang với các quốc gia khác. Sự nghiệp tái lập quốc của dân tộc ta đến đây mới chính thức hoàn thành. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức to lớn.
Đinh Bộ Lĩnh là người có công đầu và là công lớn nhất trong sự nghiệp vĩ đại này. Chính ông là người đã tạo ra nền tảng thống nhất cho một quốc gia, điều mà trước đây chưa có.
Lê Thành Thắng tổng hợp
Xem thêm: 10 đế vương vang danh sử Việt.
Khi nhăc đến Hoàng đề Đinh Tiên Hoàng, mình luôn nhớ đến một đức tính học từ ông chính là ông là một người biết cương và nhu
Đâu ngờ trong đám trẻ đánh trận bông lâu lại sẽ có một hoàng đề dẹp loạn 12 sứ quân
Vốn là người có khí chất khác thường trong độ tuổi chưa trưởng thành nhưng lại nhìn nhận ra đất nước đang gặp vấn đề. Đúng là vị hoàng đế tương lai!
Có ai bị ấn tưởng bởi kế sách Chiêu Hoàng – kêu gọi đầu hàng hoản hoàn của ông chưa? Rất ư là chất và học hỏi được nhiều đấy
Không thể phủ nhận thắng lợi của Đinh Tiên Hoàng là thắng lợi của biểu tượng tinh thần dân tộc cùng ý chí độc lập toàn nhân dân
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ dẹp loạn từ đó thống nhất đất nước, Đinh Tiên Hoàng đã kết hợp kế sách chính trị cùng quân sự một cách khôn khéo
Ông là người vừa có tài vừa có chí nên làm gương cho bao thế hệ sau này
Thay vì lựa chọn vũ lực bắt người khắc khuất phục, ông lựa chọn thuyết phục, thu phục nhân tâm. Một cách làm rất chí nghĩa
Một vị vua có tầm nhìn đúng đắn, khác biệt và khí chất rất Việt Nam
Tố chất lãnh đạo đã có trong người từ thuở bé. Và Thời thế đã tạo nên một vị vua rất tài giỏi, với trí thông minh hơn người và tấm lòng hướng tới điều tốt đã dẹp được loạn 12 sứ quân một cách rất thông minh
Mới còn ít tuổi mà đã có tốc hất hơn người rồi
Việc đổi xưng là hoàng đế, đổi tên nước thành Đại Cồ Việt và đặt niên hiệu được cho là ba việc làm khẳng định sự độc lập của nước Việt Nam thời bấy giờ mà trước đó không có hoặc hiếm có vị vua nào làm được.
Người kết thúc cuộc chiến tranh giành quyền lực hơn 20 năm. Lập ra một triều đại mới
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã “đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung diện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn là Đại Thắng Minh Hoàng Đế”
Danh sách 12 sứ quân
Đến năm 966, hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương:
Ngô Xương Xí, tức Ngô Sứ quân giữ Bình Kiều (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội).
Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên).
Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu – Bạch Hạc (Việt Trì-Lâm Thao, Phú Thọ).
Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ – Cẩm Khê (Phú Thọ).
Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội).
Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh).
Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh).
Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu – Kỳ Bố (Thái Bình).
Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên).
Vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt, câu chuyện của ông sẽ luôn được người đời nhớ đến
Bài viết khai thác gãy gọn, một cái nhìn tổng quan về Đinh Bộ Lĩnh
Nhớ hồi nhỏ khi học đến bài 12 sứ quân thật sự rất thích và ấn tượng, mình nhớ còn học theo, chơi mấy trò giống Đinh Bộ Lĩnh
Vào thời nhà Đinh, sau khi thống nhất đất nước, Đinh Tiên Hoàng và bề tôi đã chăm lo xây dựng nhà nước, vỗ về dân chúng, nội trị ổn định, ngoại vụ ổn thỏa. Thật tiếc vì triều đại này không được lâu.
Tài đâu đợi tuổi
Hồi xưa mình đọc truyện thích chàng Đinh lắm luôn, vua cờ lau trên Cổ Tích Việt Nam. Giờ đọc thấy nhiều khía cạnh được phân tích hơn.
Mong tác giả sẽ ra nhiều bài về lịch sử như này
Sao mình click đánh giá 5 sao không được nhỉ?
Này mà phổ thành audio là còn hay dữ nữa
Tự hào vì Việt Nam có những người tài hoa như thế này.
Ngay từ nhỏ đã bộc lộ khí chất của một người hoàng đế rồi :> Từ đà đó mà đến dẹp loạn 12 sứ quân
Tài năng, khí chất được thể hiện qua tài thu phục lòng người của ông thật đáng nể
Từ xuất thân trong hoàn cảnh khó đến vượt lên dẹp loạn 12 sứ quân. Quả thật tài năng, mưu lượt, khi chất vang xa
May mắn thay trường cấp 3 mình học được mang tên Đinh Tiên Hoàng cứ mỗi dịp thi như tiền lệ là đám học trò mình đều ra thắp hương chỗ tượng ông. Nên vì thế mình cũng được nghe rất nhiều câu chuyện và sự tài giỏi của ông. Những thành tựu đóng góp của ông sau khi bình định lại đất nước.
Việc vua Đinh Tiên Hoàng quyết định đặc Hoa Lư làm kinh đô còn cho thấy được ông là một quyết đoán và sáng suốt. Vì dù thời gian đó đã dẹp loạn bình định được trong nước nhưng thế lực bên ngoài dòm ngó vẫn là điều không tránh khỏi. Với hoàn cảnh lúc đó thì Hoa Lư được xem là vị trí chiến lược . Nằm ở trung tâm đất nước thời đó, khống chế được cả khu vực sơn cước từ Thanh Hóa đổ ra, sông Đà đổ xuống.Ngoài ra không chỉ tận dụng địa thế hiểm trở nơi đây, Mà vua còn muốn thoát khỏi sự ràng buộc của phương Bắc để tập trung phát triển đất nước. Vì thời gian đó Trung Quốc vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều ở vùng châu thổ nước ta.
Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng đã khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia chúng ta là độc lập, thống nhất qua các triều đại. Và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Nước Đại Cồ Việt, kinh đô là Hoa Lư, niên hiệu Thái Bình, có tiền tệ riêng,…
Hình ảnh hoàng đế Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào thơ ca tuổi trẻ Việt Nam từ thời tiểu học:
“Bé thì chăn nghé, chăn trâu
Trận bày đã lấy bông lau làm cờ
Lớn lên xây dựng cơ đồ
Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua”
Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm trong văn học Việt Nam ta viết về Đinh Tiên Hoàng như: Cờ lau dựng nước, Trận chiến trong thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Sử ca Đinh Bộ Lĩnh,…….
Ngày nay các di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng rất đa dạng và có ở nhiều vùng miền khác nhau như ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thanh Hóa,… Có hơn 500 di tích thờ vua Đinh Tiên Hoàng và các nhân vật lịch sử thời nhà Đinh ở Việt Nam đã phản ánh sâu rộng sự nghiệp và tình cảm đặc biệt mà nhân dân dành cho vị vua này.
Đẫ từng nghe rất nhiều về vị vua Đinh Tiên Hoàng nhưng đây là lần dầu được đọc mottj bài viết đây đủ và súc tích như vậy về ôngcảm ơn page vì bài viết ý nghĩa
Một chàng trai tuyệt vời, có những suy nghĩ khác thường, tố chất lãnh đạo và ý chí kiên cường dũng cảm. Xứng đáng là một vị vua.