Đôi khi bạn nhận được một lời đề nghị, muốn từ chối nhưng lại không biết nói thế nào. Thẳng thắn thì sợ mất lòng, gật đầu thì đi ngược với ý muốn của bản thân. Nhiều cá nhân dù có lịch làm việc vô cùng bận rộn, nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành nhưng vẫn cảm thấy rất khó khăn để từ chối những lời đề nghị.

Lý do của sự lưỡng lự này vì lo họ sợ việc từ chối sẽ làm xấu đi hình ảnh một nhân viên siêng năng, nhiệt tình và quan trọng nhất chính là họ sẽ vuột mất các cơ hội thăng tiến nếu không chấp nhận giúp đỡ.

Nhiều người đã nghĩ rằng: “những người thành công sẽ luôn nói “có” với công việc”. Trái lại, trên thực tế, nếu họ làm vậy thì hiệu suất làm việc sẽ giảm. Không thể bắt kịp với mọi thứ và cuối cùng là gây thất vọng cho mọi người; đặc biệt là chính bản thân họ.

Việc đồng ý giúp đỡ là cơ sở cho những cột mốc; mục tiêu dài hạn sắp tới của chúng ta. Nhưng nhiều người đã hiểu lầm điều này với việc luôn sẵn sàng nói “CÓ” khi có người yêu cầu như cấp trên hay đối tác. Họ đã hy vọng bằng cách nào đó những việc này sẽ giúp ích cho họ.

Và sau đây là tư vấn của chuyên gia về nghề nghiệp Dara Blaine dành cho bạn:

“Chúng ta đang nghĩ rằng trong thời đại này; những người thành công; những người đi trước luôn nói “Có” với mọi việc. Tuy nhiên, đó là khi họ chưa chứng kiến sự nghiệp của những người học cách từ chối”.

Vấn đề ở đây là:

Tại sao bạn nên nói “không” thường xuyên hơn ?

Tại sao bạn sẽ trở nên thoải mái với việc từ chối người khác ?

Trước tiên, khi bạn luôn đồng ý giúp đỡ mọi người, ưu tiên của bạn sẽ dần thay đổi và hướng tới người khác. Dần dần bạn sẽ thấy kiệt sức và căng thẳng vì thời gian làm việc không được sắp xếp, phân bố như bạn muốn.

Và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Liên tục “chăm chỉ” như thế một thời gian, bạn sẽ không còn thời gian cho những điều quan trọng. (chẳng hạn như sự nghiệp, sở thích hay gia đình ). Và tệ hơn cả, bạn sẽ mất đi sự tự tin và những người khác sẽ có suy nghĩ trong vô thức rằng bạn là người không có sự quyết đoán với những điều cần thiết.

Tuy nhiên vẫn rất nhiều người cảm thấy khó khăn để nói hai chữ “từ chối” này.

Hãy để tôi chia sẻ điều này: “Đừng cố làm hài lòng mọi người vì đó là việc không thể. Bạn sẽ làm tổn thương chính mình nếu thử”.

Yếu tố chính ngăn mọi người. (có lẽ là chính bạn) nói “không” là nỗi sợ làm người khác thất vọng. Hãy nhớ rằng bạn phải tự chăm sóc bản thân. Khi bạn căng thẳng và mệt mỏi, dù đã giành nhiều sự giúp đỡ cho người khác thì chưa chắc họ đã dành thời gian cho bạn.

Xem xét các ưu tiên của bạn

Bạn có phân biệt điều bạn cần làm và điều bạn bắt buộc phải làm không ?

Trần-Thị-Minh-Anh-KSC-đóng-gói-tri-thức-từ-chối

Hãy suy nghĩ về câu hỏi đó.

Theo kinh nghiệm của tôi, điều đó rất quan trọng để không công viêc nào bị bỏ quên. Khi bạn quan tâm tới quá nhiều vấn đề, bạn sẽ không dành đủ thời gian cho những việc cần thiết nhất.

Nếu bạn đang không rõ ràng về các ưu tiên của mình, hãy dành chút thời gian để liệt kê tất cả những việc bạn đang làm, những việc bạn muốn làm và những việc bạn phải làm.

Điều quan trọng nhất sẽ nổi lên và bạn sẽ nhanh chóng nghĩ ra lý do tại sao những điều này cần phải làm ngay bây giờ.

Ưu tiên một cách hiệu quả có thể giúp hiệu suất công việc cao hơn, tiết kiệm thời gian và giảm căng thẳng cho bạn. Một khi biết điều gì quan trọng nhất bạn sẽ dễ dàng quyết định nơi cần tập trung thời gian và sức lực của mình.

Học cách nói từ chối một cách hợp lí

Nói “không” và học cách từ chối người khác giúp cho bạn tạo ra được một giới hạn cho bản thân, cũng như nâng cao sự tôn trọng dành cho bản thân mình. Nó giúp cho mọi người hiểu rằng, bạn cũng có những nhu cầu riêng và những giới hạn riêng.

Bây giờ câu hỏi được đặt ra là: “Nên từ chối như thế nào”?

Dưới đây là bảy lời khuyên của tôi:

Hãy trực tiếp sử dụng các cụm từ như “không”, “tôi không muốn” về hay “tôi không thể”.

Đừng cảm thấy cần phải xin lỗi hay đưa ra lý do để từ chối công việc đó.

Nếu có thể hãy từ chối thẳng thắn thì sau này bạn sẽ không cảm thấy khó xử

Hãy dùng những từ ngữ lịch sự như “cảm ơn vì đã hỏi” hay “tôi rất lấy làm tiếc”

Hình dung việc nói “không”: Bạn có thể làm điều này bằng cách nghĩ về sự tự tin khi từ chối các yêu cầu ảnh hưởng đến thời gian hay tiêu tốn công sức của bạn. (Điều này sẽ giúp việc nói không trong cuộc sống thực dễ dàng hơn nhiều)

Tránh nói những điều như “hãy để tôi nghĩ về điều đó” khi bạn biết rằng bạn không muốn làm việc đó.

Luôn nhớ rằng giá trị bản thân không phụ thuộc vào những gì bạn làm cho người khác.

Đưa ra giải pháp

Đôi khi người nhờ vả chẳng qua… lười làm bài tập mà thôi. Họ hỏi bạn để… đỡ phải nghĩ cách giải quyết. Trong trường hợp này, hãy từ chối bằng cách gợi ý một phương án. Bạn vẫn là người hữu dụng mà lại không phải “động tay động chân”.

Trần-Thị-Minh-Anh-KSC-đóng-gói-tri-thức-từ-chối-H6
Đưa ra giải pháp là một cách từ chối khéo léo.

Thể hiện sự thông cảm

Chẳng hạn có một lời đề nghị giúp dọn dẹp nhà cửa, đúng lúc bạn đang có một mớ bài tập. Hãy tỏ ra thông cảm “Dọn dẹp nhà cửa rất mệt và lặt vặt đúng không?” trước khi đưa ra lời từ chối “Nhưng xin lỗi, tớ lại vướng việc bận mất rồi”. Dù không thể giúp đỡ nhưng sự thông cảm của bạn sẽ khiến họ cảm thấy tốt hơn và câu từ chối cũng trở nên dễ chấp nhận.

Cũng đừng lo lắng việc từ chối sẽ khiến người khác ghét bạn. Bạn nên kiên quyết nói ‘Không’ bởi người khác sẽ hiểu bạn thực sự không thể giúp đỡ.

Vượt qua cảm giác tội lỗi

Chúng ta thường ngại từ chối vì sợ đánh mất cơ hội thú vị hoặc cả nể với bạn bè. Bạn nên luyện tập bỏ qua cảm giác này. Bởi việc từ chối là đúng đắn hoặc cần thiết cho bản thân bạn. Nếu vì giúp đỡ họ mà bạn lỡ một việc quan trọng; thì chẳng phải bạn đang đối xử không tốt với chính mình đó ư? 

Trần-Thị-Minh-Anh-KSC-đóng-gói-tri-thức-từ-chối-H6
Chúng ta thường thấy có lỗi khi phải từ chối.

Giải thích lý do

Hãy tìm một lý do nào đấy hợp lý và chia sẻ thẳng thắn với bạn mình để từ chối lời đề nghị. Bạn không nên đưa ra lời giải thích dài và chi tiết, chỉ cần nói về hoàn cảnh tại sao bạn từ chối giúp đỡ. Có thể bạn đang vội vã, quá mệt mỏi, hoặc vì một số lý do khác.

Thêm lời khen vào câu từ chối

Tương tự như cách thêm lời thông cảm, bạn có thể thêm một câu khen ngợi để lời từ chối uyển chuyển, dễ nghe hơn. Ví dụ khi ai đó nhờ vả, bạn có thể nói thêm, “Thật vui vì cậu nhớ tới mình”, hoặc đơn giản là “Chúc may mắn nhé!” sẽ khiến cuộc trò chuyện bớt căng thẳng.

Trần-Thị-Minh-Anh-KSC-đóng-gói-tri-thức-từ-chối-H4
Nói “không” khi cần thiết.

Luyện tập nói “Không”

Kỹ năng sẽ mãi là lý thuyết nếu bạn không luyện tập. Lựa chọn những tình huống đơn giản để tập nói “Không” sẽ giúp bạn tự tin hơn khi mở lời trong tương lai.

Kiên quyết khi bị nài nỉ

Một số người sẽ không muốn bỏ cuộc khi chưa có được sự đồng ý. Họ sẽ nài nỉ hoặc tìm ra phương án mới để buộc bạn phải giúp. Tình huống này thông thường xảy ra với người thân. Bạn nên kiên định với câu trả lời của mình, tránh cả nể gật đầu rồi… hối hận.

Không kéo dài thời gian trả lời

Ỡm ờ chỉ càng khiến câu từ chối của bạn trở nên khó thốt ra hơn mà thôi. Từ chối thẳng thừng, rõ ràng sẽ lịch sự hơn nhiều việc bạn nói “sẽ xem xét”, “có thể”… Đôi khi họ lại hiểu nhầm ý bạn là đồng ý đó.

Trần-Thị-Minh-Anh-KSC-đóng-gói-tri-thức-từ-chối-H3
Lưỡng lự sẽ khiến lời từ chối khó thốt ra hơn.

Bây giờ, bạn không cần phải áp dụng tất cả bảy lời khuyên nhưng nếu có thể hãy học ít nhất hai hoặc ba. Bằng cách này, bạn sẽ có được sức mạnh cảm xúc và tinh thần để lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của bạn.

Khi bạn nghĩ rằng bạn đang bị lợi dụng hay khi được nhờ làm những việc sẽ khiến bạn mất tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên của mình – bạn sẽ nói “không”. Và một khi bạn bắt đầu làm chủ được điều này; sự tự tin sẽ tăng cao và bạn sẽ đưa cuộc sống của mình vào luồng gió mới.

Từ chối một lời đề nghị không phải là việc dễ làm, bởi chúng ta có nhiều sự phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng hãy để tâm tới việc bản thân muốn gì để cân nhắc đồng ý giúp đỡ. Nếu việc bạn làm không tổn hại tới ai, không khiến bản thân bạn trở nên tiêu cực, thì bạn có thể cân nhắc đồng ý chúng. Ngược lại, hãy biết nói “không” đúng lúc, bạn nhé!

Trần Thị Minh Anh tổng hợp.

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Như Ái
Như Ái
3 năm trước

Nếu nói được lời “Từ chối” phù hợp với từng đối tượng nó sẽ giúp bản thân tránh được phiền toái không cần thiết. Đồng thời, người nhờ vả cũng có thể nhìn nhận lại bản thân cần cố gắng để tự làm việc của mình

Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
3 năm trước

Trong khi bạn vẫn còn những cv tồn đọng, việc từ chối sẽ cảm giác thoải mái và chính chắn hơn là tự trói buộc bản thân vào một đống công việc và tạo cho mik những áp lực không đáng có

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Mik thấy nếu từ chối và đưa ra phương pháp thì sẽ giúp hai bên thoải mái và còn nhân được nhiều lời khuyên và góc nhìn về cách xử lý vấn đề

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

“Lưỡng lự sẽ khiến lời từ chối khó thốt ra hơn”

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Nếu không thể nối lời từ chối thì hãy cố gắng mà làm hoàn thành các công viêc thật tốt, đến khi bạn không chịu được áp lực do chính bản thân mik tạo trong mớ hỗn độn ấy. Thì tự khác bạn sẽ thấy cần tập trung vào những việc phải làm, cần làm và muốn làm ra sao