Có lẽ “Tự do” không còn quá xa lạ khi nó là một quyền cơ bản và là một phần Tiêu ngữ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chúng ta: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
Trái nghĩa với Tự do chúng ta có Nô lệ, phụ thuộc. Tức, Tự do là thoát khỏi những thứ trói chân, giữ chúng ta lại. Như nghĩa của nó thật sự có phải như vậy? Việc con người đang sống trong quy định, pháp luật có làm mất đi Tự do của chúng ta hay không?
Qua hình ảnh quý độc giả thấy thế nào về sự Tự do?
Hình ảnh trên là một trong các ví dụ minh họa về Quyền Tự do của mỗi cá nhân. Hình ảnh một chiếc bánh được chia đều cho các thành viên, nhưng có một thành viên lấy Quyền tự do để chia và chọn lại phần bánh. Vẫn khá đều và hợp lý.
Nhưng điều gì xảy ra với các thành viên còn lại? Có lẽ là khó để chia lại và đưa ra sự lựa chọn hơn…
Trong tác phẩm “Bàn về Tự do” của John Stuart Mill được xuất bản năm 1859 cho biết:
“Mỗi người cần được tự do mưu cầu hạnh phúc riêng của mình “trong chừng mực ta không mưu toan xâm phạm đến hạnh phúc của người khác hoặc ngăn trở những nỗ lực của người khác đạt được hạnh phúc. Mỗi người là người bảo vệ chính đáng nhất cho sự lành mạnh của anh ta, dù là sự lành mạnh thân thể, tinh thần hay tâm linh”.
Con người có rất nhiều hoạt động liên quan đến xã hội, việc cá nhân tương tác với cá nhân rằng như diễn ra liên tục.
Chẳng hạn, một hôm mình đang đi dạo trên đường thì thấy một chiếc xe mới, hoạt động bình thường, có cả chìa khóa để sử dụng. Thế là mình lấy Quyền Tự do mượn chiếc xe mới đó suốt đời, nhưng khi chủ của chiếc xe biết được thì sao? Có lẽ đã mất đi một phần hạnh phúc để làm gia tăng sự hạnh phúc của mình.
Để đảm bảo cho các quyền con người từ đó mà có sự ra đời của Luật pháp (Tất nhiên là khi xét ở thời đại dân chủ và có tính nhân quyền nhiều như hiện nay sẽ thấy rõ hơn giai đoạn mối quan hệ chủ-tớ, vua-tôi nhiều. Đa phần Luật phát sẽ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị).
Cũng trong tác phẩm “Bàn về tự do” có nêu:
Quan điểm của một số nhà triết học phương Tây: Thomas Hobbes, John Locke, Montesquieu, J.J.Rousseau, Friedrich Hayek về tự do và pháp luật phản ánh tinh thần của thời đại, đó là tinh thần thượng tôn pháp luật, coi pháp luật là cơ sở đảm bảo cho tự do của con người.
Để có được Tự do thực thụ, mỗi cá nhân đều phải giao nộp một phần Tự do của mình vì cái chung, để không trở thành một con người tự do bản năng (hoang dã).
Bài viết tiếp theo mình sẽ khai thác một vài khía cạnh về hình ảnh của một Con người Tự do. Chủ yếu sẽ nói về Giáo dục và cụ thể là Giáo dục Khai phóng vì đích đến của mô hình này là Con người Tự do.
Nguyễn Quang Thanh tổng hợp
Xem thêm:
>> Đúng-Sai, được xác định thế nào?
>> Tại sao ta cần “nguyên tắc chung”?
>> Khuyến học