Nghệ thuật, khoa học, tôn giáo là các hình thức nhận thức thế giới cơ bản của loài người; mỗi loại hình nhận thức thế giới đều có cách tư duy khác nhau. Trong đó, nghệ thuật được tư duy bằng hình tượng.

Có thể hiểu rằng, các sản phẩm tinh thần đến từ nghệ thuật đều mang giá trị lớn trong việc truyền tải nội dung, ý nghĩa của sự vật sự việc một cách sinh động và dễ dàng. Góp phần hình thành hệ giá trị con người. Đó là sự riêng biệt mà các loại hình khác không dễ làm được.

Tư duy nghệ thuật là gì?

Đây là hình thức phản ánh thế giới xung quanh con người; giúp con người bộc lộ suy nghĩ, xúc cảm và tư tưởng bản thân. Thông qua sự kết hợp các yếu tố đối nghịch nhau (cái chung-cái riêng, vật chất-tinh thần). Đồng thời vận dụng các phương thức diễn đạt, con người tạo ra những sản phẩm nghệ thuật độc đáo, khác biệt và mang tính đặc trưng.

Về mặt sinh học, hình tượng nghệ thuật mang bản chất gợi mở những hình tượng, xúc cảm. Từ đó, kích thích tầng ý thức, mang lại những đột phá trong tư duy con người.
Về mặt sinh học, hình tượng nghệ thuật mang bản chất gợi mở những hình tượng, xúc cảm. Từ đó, kích thích tầng ý thức, mang lại những đột phá trong tư duy con người.

Điều đặc biệt nhất mà nghệ thuật mang lại là sự gắn kết giữa tình cảm và lý trí. Các tác phẩm là cầu nối giữa người nghệ sĩ và người thưởng thức. Người nghệ sĩ sử dụng tư duy để thể hiện suy nghĩ của mình thông qua lời văn, giai điệu, nhịp thơ, nét vẽ,… một cách có chọn lọc. Nhờ việc các sản phẩm nghệ thuật mang năng lượng tiềm ẩn. Có khả năng lan tỏa, ảnh hưởng cao. Người xem có thể cảm nhận được sắc thái, thông điệp của tác phẩm. Bằng chính cảm xúc của mình, theo một cách rất riêng và đặc biệt.

Có 2 thuộc tính tiêu biểu của tư duy nghệ thuật mang giúp chúng ta “nhào nặn” các tác phẩm

  • Tính ước lệ: là công cụ giúp nghệ thuật đi sâu vào thế giới bên trong con người.
  • Tính toàn vẹn: là sự tác động qua lại giữa các chi tiết lớn nhỏ ở các mức độ khác nhau. Tạo nên màu sắc riêng cho từng sản phẩm nghệ thuật.

Hình tượng nghệ thuật là thành quả của tư duy sáng tạo có định hướng của nghệ sỹ. Là một “tín hiệu thẩm mỹ đặc biệt”. Tín hiệu này là sự cô đọng của những thông điệp cốt lõi mà người nghệ sĩ muốn truyền tải. Nó phản ánh cuộc sống ở nhiều góc độ khác nhau; giúp truyền tải một cách chân thật ước mơ và lý tưởng của người nghệ sỹ chân chính.

Ngoài ra, hình tượng nghệ thuật bao hàm các tầng lớp ý nghĩa nông-sâu. Giúp con người dễ dàng thể hiện những “bề mặt thực tại và chiều sâu tư tưởng” trong các tác phẩm nghệ thuật:

(1) Tầng vật chất: từ ngữ, âm thanh, đường nét, màu sắc, ánh sáng… và những sự kết hợp của chúng; 
(2) Tầng tâm lý: chứa đựng tình cảm; xúc cảm nghệ thuật, qua đó tạo nên tính tượng trưng và biểu tượng; 
(3) Tầng trừu tượng: chứa đựng tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, các lớp ý nghĩa.

Tư duy nghệ thuật quan trọng đến mức nào?

Sáng tạo nghệ thuật không chỉ bao trùm các tầng ý thức. Mà cả các tầng tiềm thức và vô thức trong toàn bộ hệ thống tâm lý. Hay trong toàn bộ quá trình tư duy của con người. Đồng thời tư duy nghệ thuật là tư duy bằng hình tượng; tức là tư duy bậc cao ở khâu biểu tượng – khâu liên quan chặt chẽ nhất với trực giác. Vì vậy có thể nói, tư duy nghệ thuật cũng như các hoạt động nghệ thuật đều mang đặc trưng trực giác.

Sáng tạo nghệ thuật bao trùm các các tầng ý thức; vô thức trong toàn bộ hệ thống tâm lý của con người
Sáng tạo nghệ thuật bao trùm các các tầng ý thức; vô thức trong toàn bộ hệ thống tâm lý của con người

Bao quát xung quanh các vấn đề của các loại hình tư duy khác ít nhiều cũng có bóng hình của tư duy nghệ thuật ẩn trong đó. Càng nhiều người tận hưởng được tác phẩm thì càng có nhiều sự đánh giá và nhìn nhận khác nhau. Mối liên kết của tư duy nghệ thuật và các loại hình tư duy khác đều đan xen một cách chặt chẽ và bổ trợ cho nhau. Góp phần gợi mở sự sáng tạo trong lối tư duy. Tạo cái nhìn đa diện hơn về thế giới xung quanh.

Nguyễn Trần Minh Ngọc, quan điểm theo công trình nghiên cứu “Tư duy nghệ thuật Và sản phẩm đặc thù của nghệ thuật” của GS.TS Nguyễn Văn Huyên.

Quảng cáo
5 6 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

26 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Kì thực mình thấy rèn luyện tư duy rất rất cần thiết, giống một bài toán cực khó cũng cần có cách đối mặt và cách giải quyết đầy sáng tạo, táo bạo.

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Rating 5 sao

Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Làm marketing lâu bạn sẽ hình thành những trực giác của nghề, và trước đó tư duy nghệ thuật cũng là một yếu tố quan trọng để hình thành loại trực giác này.

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực tiếp” cho nó. Ngôn ngữ đó là hệ thống các kí hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các phương tiện tạo hình và biểu hiện. 

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Mình nghĩ bằng trí tưởng tượng sáng tạo vốn là chất xúc tác của hoạt động tư duy nghệ thuật, mọi người thường xây dựng các giả thiết, làm sáng tỏ các bộ phận còn bị che khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ hổng chưa biết”.

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Mình cảm thấy Tính cấu trúc của tư duy nghệ thuật gắn với năng lực nhìn thấy thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu hiệu phát sinh đồng thời, phát hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra. Nhờ các đặc điểm này mà tư duy nghệ thuật có thể khắc phục sự hạn hẹp của tư duy lí thuyết, nắm bắt được các khía cạnh bị lối tư duy ấy bỏ qua.

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Với mình đây là một chủ đề lạ, có rất nhiều điều mới mẻ và hay

Minh Anh Tạ
Minh Anh Tạ
3 năm trước

Không biết tư duy nghệ thuật có một giới hạn nào trong giới nghệ thuật không tác giả nhỉ

Nhật Minh Tấn
Nhật Minh Tấn
3 năm trước

Tư duy nghệ thuật phải chăng cũng là một bộ phận của hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ

Ánh Ngọc
Ánh Ngọc
3 năm trước

Nghệ thuật là trường phái cao nhất của cái đẹp

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Respect tác giả vì sự chỉnh chu, tìm hiểu về kiến thức để mang đến cho người đọc

Thanh Mai
Thanh Mai
3 năm trước

bài viết rất bổ ích

Ly Ly
Ly Ly
3 năm trước

Nhờ các đặc điểm mà tư duy nghệ thuật có thể khắc phục sự hạn hẹp của tư duy lí thuyết, nắm bắt được các khía cạnh bị lối tư duy ấy bỏ qua.

Duy Khang
Duy Khang
3 năm trước

Điểm xuất phát của tư duy nghệ thuật vẫn là lí tính, là trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền ngẫm và hệ thống hóa các kết quả nhận thức. 

Huy Vu
Huy Vu
3 năm trước

Dạng tư duy này chỉ phát huy hiệu quả khi gắn với tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, nắm bắt tinh thần thời đại, dự báo tương lai và tài năng sáng tạo nghệ thuật.

Bảo Bảo
Bảo Bảo
3 năm trước

Sự chuyên môn hóa lối tư duy này tạo thành đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức của nó.

Hồng Hiển
Hồng Hiển
3 năm trước

Chia sẻ một tác phẩm mà mình rất thích The Last Supper (Bữa tiệc cuối cùng). Ý muốn thể hiện vẻ gian ác, xảo quyệt của kẻ đã phản bội chúa, Da Vinci đã phải cất công khắp nơi đi tìm mẫu vẽ. Cuối cùng, ông cũng tìm được hình mẫu ưng ý. Điều ngạc nhiên là, hình mẫu vẽ Judas chính là hình mẫu ông từng vẽ chúa Jesus cách đó vài năm. Sự trùng hợp này ngụ ý rằng, bản chất con người là lương thiện, nhưng qua thời gian và hoàn cảnh cuộc sống, một số người vẫn có thể biến thành kẻ ác nếu không giữ gìn được bản thân

buc-tranh-the-last-supper-bua-tiec-cuoi-cung-leonardo-da-vinci-18270.jpg
Huỳnh Trúc
Huỳnh Trúc
3 năm trước

Bức tranh The Creation Of Adam kiệt tác nữa của danh họa Michelangelo vẽ trên trần của nhà nguyện Sistine, Vatican. Bức tranh được vẽ trong thời gian từ 1508 đến 1512, tái hiện một hình ảnh trong Kinh Thánh khi Đức Chúa tạo ra người đàn ông đầu tiên Adam.

Bức tranh là một phần trong nhiều tác phẩm được vẽ trên trần nhà nguyện, nơi tác giả khác họa một chủ đề phức tạp mang nhiều tính biểu trưng trong Kinh Thánh. Hình ảnh cái gần chạm tay của Đức Chúa và Adam được coi là biểu tượng của tính nhân văn.

Một trong những tác phẩm nghệ thuật khiến mình rung cảm.

buc-tranh-the-creation-of-adam-michelangelo-18273.jpg
Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Triển lãm nghệ thuật châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific Triennial – APT) lần 10 diễn ra tại Queensland, Australia từ ngày 4/12/2021 đến 28/4/2022 sẽ có sự góp mặt của ba tác phẩm nghệ thuật Việt Nam. Trong đó có hai bức sơn mài của Phi Phi Oanh (Đà Nẵng) được sáng tác trong năm 2015.

d5fb987d342347c38feac8622c1eab83.jpg
Dương
Dương
3 năm trước

Về mặt sinh học, hình tượng nghệ thuật mang bản chất gợi mở những hình tượng, xúc cảm. Từ đó, kích thích tầng ý thức, mang lại những đột phá trong tư duy con người.

Thiên An
Thiên An
3 năm trước

Sáng tạo nghệ thuật bao trùm các các tầng ý thức; vô thức trong toàn bộ hệ thống tâm lý của con người

Vỹ Nghi
Vỹ Nghi
3 năm trước

(1) Tầng vật chất: từ ngữ, âm thanh, đường nét, màu sắc, ánh sáng… và những sự kết hợp của chúng; 
(2) Tầng tâm lý: chứa đựng tình cảm; xúc cảm nghệ thuật, qua đó tạo nên tính tượng trưng và biểu tượng; 
(3) Tầng trừu tượng: chứa đựng tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, các lớp ý nghĩa.
Nắm rõ và thể hiện được 3 tầng này một cách thành thạo thì quả thật rất tuyệt vời

Thịnh Kha
Thịnh Kha
3 năm trước

Các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao là những tác phẩm thực hiện được hài hòa và độc áo 3 tầng trong bài viết

Bình An
Bình An
3 năm trước

Bài viết đi sâu vào bản chất của tư duy nghệ thuật, thật hấp dẫn

Kha Như
Kha Như
3 năm trước

Vote 5*

靓 天野
靓 天野
3 năm trước

Mình thấy những bạn nào có tư duy nghệ thuật thường có phong cách rất độc đáo và gây dấu ấy đặc biệt với người khác á