Các vị lập quốc đã đưa ra phương pháp quản lý nhân dân theo pháp luật, do đó đây là một nền pháp trị, không phải là nhân trị; chúng ta phải dùng pháp luật để quản lý con người chứ không phải dùng ý chí con người để quản lý con người, tức là dùng pháp quyền hơn là dùng sự cai trị của con người. Công dân phải tuân thủ luật pháp hơn là theo ý chí lãnh đạo. Dù là người như thế nào thì cũng có cảm xúc, nếu có cảm xúc thì có thể đưa ra những phán đoán sai lầm. 

Hoa Kỳ lập quốc: Xây dựng nền pháp trị dưới sự bảo hộ của Chúa
Ảnh minh họa: Timothy R. Nichols, Shutterstock

Pháp luật là một hệ thống bao gồm một loạt các quy tắc, được sử dụng để điều chỉnh hành vi của con người và thường được thực thi dưới một thể chế. Vì thế, pháp luật là một chuỗi các quy định không liên quan đến cảm xúc, là sự phán xét lý trí. Cho nên, khi nhà nước sử dụng những chuẩn mực pháp luật và phán xét hành vi của con người sẽ công bằng, chính đáng so với những phán xét mang tính cảm tính của con người. Đây là lý do tại sao chính quyền phải dùng luật pháp để quản lý con người chứ không thể dùng ý chí của người cai trị để hạn chế con người.

Hơn nữa, mục tiêu của pháp luật là đảm bảo sự công bằng, không chỉ bao gồm người dân bình thường, mà cả các quan chức. Tự do ở Hoa Kỳ được pháp luật bảo vệ. Luật pháp quy định quyền và nghĩa vụ của người dân. Người phạm tội sẽ bị trừng phạt bất kể danh tính, địa vị của họ, chủng tộc hoặc giai cấp. Trách nhiệm giải trình sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền và tự do của người dân không bị xâm phạm.

Mối quan hệ giữa pháp luật và tự do

Trong mắt những người sáng lập, luật pháp không phải để hạn chế và gài bẫy con người, chức năng hàng đầu của nó là đảm bảo quyền tự do, họ cho rằng nếu không có luật phát thì không có tự do, và không tuân thủ pháp luật thì nó sẽ hỗn loạn.

Mối quan hệ giữa pháp luật và tự do Phan Hoàng Thư

Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa là trong khi con người trong xã hội có được các quyền tự do được pháp luật bảo vệ, họ cũng sẽ mất đi một số quyền tự do. Đồng nghĩa với việc phải từ bỏ một số quyền, bởi vì nếu con người muốn hình thành một xã hội và duy trì các mối quan hệ xã hội tốt đẹp thì họ phải làm công việc quản lý và cũng phải bị quản lý. Dưới tiền đề của những hạn chế, được hưởng quyền tự do, tuân thủ pháp luật thật chuẩn mực, có các quyền và thực hiện nghĩa vụ đúng hạn. Đây là mối quan hệ giữa pháp luật và tự do. Nghĩa là, đó là mặt kia của tự do, không có luật pháp thì không thể đảm bảo được tự do, vì luật pháp mà con người phải mất đi một số quyền tự do trong khi lại phải bảo vệ các quyền tự do khác.

Kiến tạo nước Mỹ Tuân thủ luật pháp hơn là tuân thủ theo người khác Phan Hoàng Thư

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Điều cần chỉ ra ở đây là sự xuất hiện của pháp luật cũng là một hiện tượng chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định, trước đây nó không được nhấn mạnh nhiều, bởi thời xa xưa là chế độ quân chủ, nhà vua có đạo đức riêng. , đạo đức của hắn là tối cao, thánh nhân là vua, hắn không cần đặt ra nhiều luật lệ như vậy để kiềm chế dân chúng dưới sự cai trị của mình, hắn hoàn toàn có thể dùng đạo đức để cải thiện dân tộc, xã hội ổn định, hòa bình.

Nhưng sau này nó đã thay đổi, cải cách kiểu gì? Đạo Đức Kinh của Trung Quốc giải thích ngắn gọn: “Mất Đạo thì đến Đức. Mất Đức thì đến Nhân. Mất Nhân thì đến Nghĩa. Mất Nghĩa thì đến Lễ”. Nghĩa là thời thượng cổ dùng đức trị dân, hay còn gọi là tâm pháp, pháp luật trong tâm. Sau khi đạo đức bại hoại mới thi hành Nhân, Nhân không được nữa mới mượn tới Nghĩa, Nghĩa cũng không được nữa, mới đành phải dùng đến Lễ. Lễ ở đây chính là các định chế mang tính quy tắc ước thúc mà mọi người phải tuân theo. Nói rộng ra, nó chính là pháp luật. Tức là thời xưa, đạo đức được dùng để cai quản thiên hạ,

Ở phương Tây có những lý thuyết rất giống như thế, triết gia Platon thời Hy Lạp nhấn mạnh đến việc cai trị bằng đạo đức. Aristotle, học trò của ông lại nhấn mạnh đến việc cai trị bằng pháp luật. Có vẻ như quan điểm của hai thầy trò khác nhau. Thực ra, quan điểm hoàn chỉnh của Platon là; Nhà nước tốt nhất nên do người có đạo đức quản lý bằng trí tuệ, nếu đạo đức của con người không còn tốt nữa thì đành phải dùng tới pháp luật, đây là “đáp án tốt tiếp theo” khi đạo đức không xong mới dùng đến luật vậy.

Có thể thấy, triết học Trung Quốc cổ đại và triết học phương Tây thực ra có những quan điểm khá giống nhau về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

Bất cập của pháp luật

Khi xã hội chủ yếu dựa vào pháp luật cũng có thể gây ra những bất lợi. Trên thực tế, những người lập quốc của Hoa Kỳ cũng nhận ra điều này, họ đưa ra một nguyên tắc; luật pháp không nên quá phức tạp mà phải đơn giản, dễ hiểu và tương đối ổn định, không nên thay đổi trong một sớm một chiều. Họ tin rằng nếu luật quá phức tạp đến mức người dân không thể tìm hiểu, hiểu được thì sẽ không có tác dụng gì.

W. Cleon Skousen Biography - Jacob Householder
Giáo sư W. Cleon Skousen

Ngay nay luật pháp ở Hoa Kỳ quá phức tạp và hệ thống pháp luật cũng quá phức tạp, vấn đề là đơn giản hóa nó. Giáo sư Skousen cho rằng có lẽ một ngày nào đó, nước Mỹ sẽ làm lại phép trừ, đơn giản hóa luật pháp, dọn dẹp nhà cửa, xóa bỏ quan liêu và ban hành lại những luật lệ rõ ràng, đơn giản và bất biến.

Theo soundofhope.org

Kiến tạo nước Mỹ: Thiết lập chính quyền địa phương vững mạnh – nguyên tắc số 21

Kiến tạo nước Mỹ – Hiến pháp Hoa Kỳ Bước nhảy vọt 5000 năm

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận