Tuệ Tĩnh (1330 – 1400) tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái; huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương). Năm 6 tuổi, ông phải sống mồ côi cha lẫn mẹ và được nuôi dạy ở chùa Hải Triều lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh và được cho ăn học ở chùa Keo. Lớn lên với một sở thích tìm hiểu về thuốc để chữa bệnh và một tư duy nhạy bén. Ông chuyên tâm tìm hiểu về công dụng cũng như cách trồng của các loại thuốc. Đặc biệt là về thuốc Nam.

Danh y Tuệ Tĩnh (1330 – 1400)

Là một số dược liệu xuất hiện ở phía Nam. Được tính theo địa lý Việt Nam đến nay. Khác với các loại thuốc Bắc khác, được xuất hiện ở phương Bắc chủ yếu là Trung Quốc. Do điều kiện khí hậu mà nguyên liệu của thuốc sẽ khác nhau. Ở phương Nam với khí hậu nóng ẩm; mưa nhiều các loại cây cỏ rất dễ phát triển và được ưa chuộng làm thuốc. Trái với phương Bắc, nơi đây khí hậu khắc nghiệt; khét và khô thích hợp sử dụng các loại củ để làm nguyên liệu thuốc.

Được hình thành trong quá trình phát triển của các bộ lạc xưa. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn và phải đối mặt với một số loại bệnh. Con người đã bắt đầu nhận thấy các công dụng của cây thuốc và được lưu trữ bằng kinh nghiệm trong bộ lạc với nhau và không có ý định truyền rộng ra bên ngoài.

Thuốc Nam thành phần chủ yếu là cây cỏ, đưa con người hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống.
Dược liệu gần rủi với con người xây dựng mối quan hệ mật thiết

Mãi về sau, đến thời phong kiến mới xuất hiện các thầy thuốc chữa bệnh nhưng mang nhiều kiến thức về thuốc Bắc, được người Trung Hoa lưu vào sách và lưu truyền. Bắt đầu hình thành nên các nghiên cứu về thảo dược về thuốc Nam. Tiêu biểu nhất không thể không đề cập đến “ông tổ” của thuốc Nam. Tuệ Tĩnh được mệnh danh là thánh thuốc Nam. Người đầu tiên nêu cao khẩu hiệu, “Nam dược trị Nam nhân” thuốc Nam trị bệnh cho người Nam. Được thể hiện qua tác phẩm “Nam dược thần hiệu” với 11 quyển sách, gồm 580 vị thuốc Nam, gồm 3873 bài thuốc chữa 182 chứng bệnh trong 10 khoa lâm sàng.

Đặc biệt, ông có bộ “Hồng Nghĩa giác tư y thư” (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật, và bài “Phú thuốc Nam” 630 vị cũng bằng chữ Nôm. Thơ văn Nôm đời Trần rất hiếm, nếu quả thực đó là tác phẩm của Tuệ Tĩnh thì chúng không chỉ giá trị trong y học mà còn là tác phẩm quan trọng trong lịch sử văn học bởi vì đây là các tác phẩm ở thời kì đầu của văn học chữ Nôm.

Mặc dù, ông đậu một số kì thi lớn như: 22 tuổi thi đỗ Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông; 45 tuổi đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ tức Hoàng Giáp nhưng ông vẫn chưa bước chân vào mà chuyên tâm tìm hiểu và Y dược và phát triển, lưu truyền về sau. Trong quá trình tu hành, ông cùng các tăng sĩ nghiên cứu và truyền dạy kiến thức về thuốc Nam và cách chữa bệnh.

Tuệ Tĩnh với một vốn kiến thức sâu rộng và uyên bác về thuốc Nam cũng như cách chữa bệnh. Năm 1385, năm 55 tuổi ông bị cống sang chữa bệnh cho vua và hoàng hậu triều Minh. Với sự am hiểu về thuốc ông đã chữa khỏi bệnh cho vua và hoàng hậu nhà Minh mặc dù trước đó, nhiều danh y nhà Minh và một số thầy thuốc nước Nhật cũng bó tay.

Sau khi chữa khỏi bệnh cho nhà vua và hoàng hậu ông được phong làm “Đại Y Thiền Sư”. Kể từ đó, ông chưa được về quay trở về lại với quê hương. Dẫu vậy, ông vẫn chuyên tâm nghiên cứu, phát triển thêm về thuốc. Sau này, chỉ được nghe tin ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc và không rõ năm mất.

Mãi về sau, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là người cùng làng với Tuệ Tĩnh; có dịp ghé sang Trung Quốc và đã đến viếng thăm mộ của Tuệ Tĩnh; đọc được dòng trên tấm bia: “Về sau có ai bên nước sang, nhớ cho hài cốt tôi về với”. Một người hết lòng trong lĩnh vực nghiên cứu phương thuốc; cứu người kèm theo đó là một tấm lòng luôn hướng về quê hương; khiến cả tiến sĩ Nguyễn Danh Nho cũng phải xúc động. Tìm thuê người khắc lại tấm bia cùng các dòng chữ trên đó của Tuệ Tĩnh mang về lại quê nhà. Đến hiện tại, có ba nơi chính có thờ danh y Tuệ Tĩnh: Chùa Giám(nơi ông làm thuốc), Đền Bia(nơi bia đá của ông bị chìm), Đền Xưa(nơi ông sinh ra).

Ba nơi thờ chính của danh y Tuệ Tĩnh hiện nay: Chùa Giám, Đền Bia và Đền Xưa
Hiện nay, có 3 nơi thờ chính của danh y Tuệ Tĩnh

Một đời đi tìm các phương thuốc, cách trồng, chăm sóc cây thuốc, truyền lại các đời về sau. Được biết trong lúc ông còn ở thôn quê đã xây dựng được 24 ngôi chùa; phát triển ngôi chùa thành nơi để thăm khám, chữa bệnh. Người có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Đưa con người nhận thấy mối quan hệ mật thiết với môi trường sống xung quanh.

Nguyễn Quang Thanh

Kẻ ăn mày hay người xuất chúng – Phạm Ngũ Thư

HOÀNG HẬU CUỐI CÙNG CỦA ĐẤT VIỆT – NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU

Tôn Thất Tùng – Ánh lửa đỏ của ngành y học Việt Nam

Quảng cáo
5 3 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

54 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
3 năm trước

Quào.. Khi tổng quan phân tích của ông, mình thấy là Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm thường xuyên. Chính vì vậy, dân thường mắc các bệnh thiên về nhiệt, đờm hỏa hoặc khí hư yếu nên cần tìm những bài thuốc điều trị tả hỏa, hóa đàm, thanh nhiệt.

Minh Phúc
Minh Phúc
3 năm trước

Mình đọc xong thì thấy nguyên tắc điều trị của ông không chỉ xuất phát từ lý tính mà còn có sự kết hợp giữa y đức, lòng yêu nước thương dân.

Lộc Hoàng
Lộc Hoàng
3 năm trước

Sau khi đọc bài, mình cảm nhận đạo đức nghề nghiệp của ông. Ông lo lắng con dân phải chết vì bệnh tật. Do vậy, ông luôn cố gắng, dày công kiếm tìm những cây thuốc quanh mình để đưa vào chữa bệnh

Tommy Dan
Tommy Dan
3 năm trước

Ông có một chủ trương mình rất thích là: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Bài viết rất hay và tuyệt vời hơn khi nói sơ xí về bộ Nam dược thần hiệu với 10 chương chính, bộ sách Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển) với bản thảo 500 vị thuốc nam, bài Phú thuốc Nam 630 vị thuốc ạ.

Vỹ Nghi
Vỹ Nghi
3 năm trước

Phải nói rằng danh y cùng thời rất ít người được như ông

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Người Việt đúng là rất tài giỏi

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Là một sinh viên ngành Y thật sự bài viết rất hay và có tâm. Lột tả được sự hy sinh của thầy trong từng nghiên cứu và cách chữa trị. Respect <3

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Muốn một lần đến chùa Giám nơi thờ phượng người ý đức, trí huệ như thế này

Trần Na
Trần Na
3 năm trước

Tuệ Tĩnh không chỉ quan tâm đến tu hành theo Phật pháp, cứu người mà ông còn tổ chức các lớp tập huấn, viết sách để lưu truyền những bài thuốc và phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh cho Nhân dân. Ông đã để lại nhiều tác phẩm y dược có giá trị, tiêu biểu là hai cuốn: Nam dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư.

Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, đọc, suy ngẫm về những hướng dẫn của Tuệ Tĩnh về phòng bệnh, chúng ta thấy còn bao điều phải học và thực hành.

Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Do ông gây dựng được phong trào trồng cây thuốc trong gia đình để tự chữa bệnh, nhờ vậy mà năm 1533, với cây thuốc sẵn có mà dân chúng thoát khỏi bệnh sốt rét hoành hành, hay dịch tả tại Thái Nguyên năm Giáp Tuất

Nguyễn Kim
Nguyễn Kim
3 năm trước

Ông không rập khuôn theo các trước tác của các đời trước, Ông không đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây cỏ trước tiên! Ông cũng phê phán tư tưởng dị đoan của những người chỉ tin vào phù chú mà không tin thuốc. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Tác giả tuyệt vời lột tả đúng với danh xưng của ông “Đại danh Y Tuệ Tinh”. Ngoài ra cuộc đời của ông còn gắn liền với câu châm ngôn mà mình rất thích “Nam dược trị nam nhân”

Thị Ngọc
Thị Ngọc
3 năm trước

Người tài năng luôn có lối đi riêng mà, ông không hề rập khuôn hay mê tín mà còn tạo thêm cái mới nhờ trí huệ của mình.

Minh Phúc
Minh Phúc
3 năm trước

Đến nay đã gần 10 thế kỷ nhưng những phương pháp, châm ngôn hành nghề y của thầy vẫn được lưu truyền, áp dụng thành công. Mình rất ngưỡng mộ thầy luôn

Cao Bằng
Cao Bằng
3 năm trước

Mình thấy giai thoại của thầy có nhiều bài thơ hay và ý nghĩa vè ngành y như câu:

“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.

Tác giả có thêm bài về những bài thơ của thầy là tuyệt vời ạ

Phạm Pháp
Phạm Pháp
3 năm trước

Mình cảm thấy có chút tiếc về đền thờ của thầy được Vua Lê đã cho xây dựn ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng. Sau đó, đến năm 1936, 2007 đền được trùng tu lại không còn mang không khí như hồi đó

Hà Minh
Hà Minh
3 năm trước

Dù mồ côi Cha Mẹ nhưng thầy có tinh thần, ý chí rất mãnh liệt. Chúng ta có thể thấy điều đó trong giai thoại thầy “đồng hành” cùng ngành y như thế nào

Cao Nhân
Cao Nhân
3 năm trước

Để được chữa bệnh cho nhà vua và hoàng hậu thì tay nghề của thầy phải nói là đỉnh trong thời gian đó. Bài này đã giúp mình học hỏi nhiều nhân tố đạo đức của thầy

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Mình cũng sinh viên ngành Y và lấy được rất nhiều dộng lực từ bài viết này. Cảm ơn tác giả, dù còn một chút thiếu xót nhưng tổng thể bài nhìn ổn ạ

Linh Chung
Linh Chung
3 năm trước

Có một chi tiết về cách thầy khai thác các hệ tố: kim, thủy, mộc, hỏa, thổ. Tác giả có thêm một bài đó nữa thì mình nghĩ có sự liên kết tuyệt vời

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Mình rất may mắn từng được thử qua dược liệu do chính thầy làm. Cảm giác thanh lọc khó tả lắm, những thông tin đi theo mạch giai thoại của thầy rất chuẩn

Vịnh Nghi
Vịnh Nghi
3 năm trước

Ngành y rất may mắn khi có người như thầy ạ ^^

Minh Trí
Minh Trí
3 năm trước

300 liều thuốc của thầy là một công trình kế thừa có phê phán và sáng tạo trước tác y học của nhiều thế hệ trong suốt thời kỳ phong kiến ấy

Thành Thiện
Thành Thiện
3 năm trước

Lí do mình biết đến thầy là bài thuốc của thầy như một công trình được xem là bộ “bách khoa toàn thư” y học của thế kỷ XVIII và cũng là bộ sách y học xuất sắc nhất

Nghiêm
Nghiêm
3 năm trước

Người xưa thường gọi ông là  “Đại Y Thiền Sư” sau khi chữa bệnh cho Hoàng hậu

Minh Trí
Minh Trí
3 năm trước

Về tài nghệ người Việt không thua bất kì nơi nào

Hoài Nghi
Hoài Nghi
3 năm trước

Có rất nhiều nơi có đền thờ danh y Tuệ Tĩnh, có 3 nơi chính là Chùa Giám(nơi ông làm thuốc), Đền Bia(nơi bia đá của ông bị chìm), Đền Xưa(nơi ông sinh ra).

Hàm Hiếu
Hàm Hiếu
3 năm trước

Việt Nam mình được thiên nhiên yêu mến nên có rất nhiều loài thực vật có chức năng chữa bệnh, có tác dụng rất tốt với cơ thể. Cần nhiều người giống như danh y Tuệ Tĩnh để khám phá và phát huy thế mạnh đó

Tài Thanh
Tài Thanh
3 năm trước

Những giá trị mà ông để lại gần như là vô giá, rất ngưỡng mộ

Minh Hậu
Minh Hậu
3 năm trước

Những cống hiến của ông qua thời gian vẫn được xem là kim chỉ nam cho các danh y về sau này, đặc biệt trong đó có cả Hải Thượng Lãn Ông nữa đấy

Quang Duy
Quang Duy
3 năm trước

Một đời nghiên cứu, cống hiến và lưu truyền lại đời sau. Thật đáng nể phục

Thanh Nhàn
Thanh Nhàn
3 năm trước

Một đời đi tìm các phương thuốc, cách trồng, chăm sóc cây thuốc, truyền lại các đời về sau. Một đời mang tài đức, hành y cứu người. Thật đáng khâm phục ông biết bao.

An Khương
An Khương
3 năm trước

Đối với Tuệ Tĩnh, ông không chỉ học y, hành y, không chỉ đơn giản là cứu người mà còn tổ chức, viết sách để lưu truyền những bài thuốc nam đến với nhân dân. Ông dạy nhân dân cách trồng thuốc chữa bệnh cho đến chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Có thể nói đây là tư tưởng cực kỳ tiến bộ của y học, chủ động phòng bệnh, tận dụng thảo dược thiên nhiên, phát huy thế mạnh của toàn dân sẽ tạo ra sức mạnh, tài sản quý báu cho các thế hệ sau.

Thanh Bình
Thanh Bình
3 năm trước

Quan điểm hành nghề, nguyên tắc điều trị của ông không chỉ xuất phát từ lý tính mà còn có sự kết hợp giữa y đức, lòng yêu nước thương dân. Ông luôn lo lắng con dân phải chết vì bệnh tật. Do vậy, ông luôn cố gắng, dày công kiếm tìm những cây thuốc quanh mình để đưa vào chữa bệnh. Ngoài ra, ông còn kết hợp sử dụng các phương pháp như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt với chủ trương: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Đến nay đã gần 10 thế kỷ nhưng những phương pháp, châm ngôn hành nghề y của Tuệ Tĩnh thiền sư vẫn được lưu truyền, áp dụng thành công, thậm chí trở thành kim chỉ nam cho những danh y sau này trong đó điển hình nhất là Hải Thượng Lãn Ông.

Duy Khang
Duy Khang
3 năm trước

Thần y Tuệ Tĩnh là người mở đầu trong sự nghiệp nghiên cứu các bài thuốc Nam, xây dựng nền móng cho Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam. Tạo cơ hội cho thế hệ sau thừa kế và phát huy những tinh hoa, giá trị cũ, đưa nền y học Việt phát triển bền vững.

Tuyết Ngưng
Tuyết Ngưng
3 năm trước

Nhà thơ Trần Minh Nhậm từng viết rằng:
“ … Ngày sau có ai người nước Nam qua đây
Xin đưa hài cốt tôi về với.
Lời Người khẩn cầu lúc lâm chung
Đã khắc vào đá
Đặt trên mộ
600 năm…
Mưa nắng Giang Nam không mòn được
Trời đất Trung Hoa sương khói mịt mùng…”.

VŨ Tài
VŨ Tài
3 năm trước

lần đầu tiên biết tới Tuệ Tĩnh – Ông thánh thuốc Namcảm ơn page về những kiến thức mới

Mộc An
Mộc An
3 năm trước

 “Nam dược trị Nam nhân” một suy nghĩ thấy rõ sự đọc lập và tự tôn dân tộc trong ông

Ngọc Hân
Ngọc Hân
3 năm trước

 “Về sau có ai bên nước sang, nhớ cho hài cốt tôi về với”. Khi đọc tới đây mình cảm thấy hơi xót xa vì ông là một người luôn luôn hướng về nước dù có chết cũng muốn về với nước nhà.

Hiền Ni
Hiền Ni
3 năm trước

Một người hết lòng trong lĩnh vực nghiên cứu phương thuốc; cứu người kèm theo đó là một tấm lòng luôn hướng về quê hương. Thật đáng ngưỡng mộ và tự hào

Karry
Karry
3 năm trước

Ông luôn cống hiến và xây dựng những nền tảng tốt đẹp cho ngành Y. Không màng danh lợi mà chỉ tập trung vào con đường cứu chữa người bệnh. Để mang lại hạnh phúc, an lành và sự sống tốt đẹp cho tất cả người bệnh

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Đạo Phật có câu: “Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp”. Với tấm lòng “tốt đời, đẹp đạo” của ông có lẽ nó còn quý giá hơn cả việc “xây ngàn tòa tháp đẹp”

Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Đối với mik ông không những là một người hành nghề y tài giỏi mà còn là con người biết quý trọng thiên nhiên và một lòng hướng về quê hương đất nước

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Ông đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam, gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền chùa và thu trữ thuốc theo thời vụ, chủ động phòng bệnh, tận dụng thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh kịp thời

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Với ông y học không chỉ là việc chữa khỏi các căn bệnh hiện tại mà còn là sự chuẩn bị và ngăn chặn những tác nhân xấu ảnh hưởng đến con người

Hóa
Hóa
3 năm trước

Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người.

Quyên
Quyên
3 năm trước

Tuệ Tĩnh còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc. Có thể nói, ông đã góp phần đặt cơ sở cho ngành thú y dân tộc của Việt Nam.

Linh Linh
Linh Linh
3 năm trước

Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam.