Trong cuộc đời của những sinh viên Việt Nam thì gói mỳ tôm; chính là người bạn đồng hành cứu đói trong mọi hoàn cảnh. Nhưng khởi nguồn từ gói mỳ tôm, một sinh viên theo lĩnh vực Toán học và Vật lý hạt nhân; người trở thành một doanh nhân tỷ phú USD trên thế giới; đã tạo nên một câu chuyện khác hoàn toàn khác.
“Tỷ phú nước mắm, mỳ tôm” Nguyễn Đăng Quang; một trong tỷ phú kín tiếng và đáng gờm nhất Viêt Nam; sở hữu khối tài sản 1.3 tỷ USD; đứng thứ 1717 thế giới theo tạp chí Forbes ngày 05/03/2019. Trở thành tỷ phú đô la thứ 3 của Việt Nam; sau Phạm Nhật Vượng (Vingroup) và Đặng Thị Ngọc Thảo (Vietjet) theo tạp chí Bloomberg.
Nguyễn Đăng Quang được mệnh danh là ông trùm hàng tiêu dùng Việt Nam; từ việc nắm trong tay CTCP Masan (Masan Corp) – doanh nghiệp đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ 50% cổ phần của Masan Group (MSN). Ông Nguyễn Đăng Quang được xem là cổ đông chính của MSN; và sở hữu khối tài sản khổng lồ mặc dù chỉ giữ có 15 cổ phiếu MSN.
KHỞI NGHIỆP TỪ MỲ GÓI.
Năm 1990 sau khi nhận thấy được nhu cầu sử dụng mỳ gói của người Việt tại Nga. Tại đây ông đã xây dựng nhà máy sản xuất với 30 triệu sản phẩm trong một tháng; và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, tương ớt, cá.

Năm 2002, nước tương Chin–su ra đời, cũng là thời điểm ông Quang đưa Masan trở về quê nhà.
Giai đoạn 2005 – 2007, Masan chớp thời cơ tăng trưởng nhanh chóng; trước sự cố chất gây ung thư 3-MCPD trong nước tương xảy ra; làm thay đổi toàn bộ vận mệnh của Chinsu cũng như Masan Food.
Xuất phát điểm từ mì gói năm 2007. Masan đánh chiếm thị trường tiềm năng này bằng sản phẩm Omachi.
Trong hơn 10 năm sau, điển hình là cái bắt tay với đối tác chiến lược của Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan năm 2015. Năm 2017, Masan tiếp tục mở rộng sang ngành hàng thịt và các sản phẩm từ thịt. Để tấn công thị trường này, doanh nghiệp của tỷ phú USD đã đầu tư trang trại nuôi heo; với quy mô 10.000 con heo nái cùng 230.000 heo thịt/năm.
Với việc tổng mức đầu tư được đẩy lên 1.000 tỷ đồng. Masan cho thấy được tham vọng sẽ không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước; và bắt đầu tham vọng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
Kín tiếng nhưng mang đến những thay đổi “lớn tiếng”.
Ngoài việc giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của Tập đoàn Masan; Ông Nguyễn Đăng Quang còn là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo.
“Chúng tôi thường nói với nhau về câu chuyện 2 người cùng được giao nhiệm vụ đi tìm thị trường cho giày da tại một nước rất lạc hậu ở châu Phi. Một người đi về thất vọng và báo cáo ở đó chẳng có cơ hội nào cả, bởi người dân không quen đi giày. Người còn lại hồ hởi thông báo, đó là một thị trường khổng lồ. Tất cả mọi người đều có 2 chân và chưa ai bán được một đôi giày nào cho họ cả. Những người ở Masan thuộc mẫu thứ 2”.
“Tại sao lại chỉ sản xuất mì ăn liền cho cộng đồng 200.000 người Việt tại Nga mà bỏ quên đi một thị trường 150 triệu người Nga chưa được khai thác”, ông từng chia sẻ với báo giới. Ông Quang được gắn biệt danh “Người dạy cho người Nga ăn mì gói và tương ớt”
Vũ Đức Thịnh tổng hợp
Đúng là người dạy cho người Nga ăn mì gói và tương ớt.
Ông bà bảo cấm có sai “Có chí thì nên”
“Phải quay về lõi, nếu mình làm kinh doanh thì phải nhìn tới đích và đích đó cần được định nghĩa và mô tả thế nào, và sau đó ta thiết lập các ưu tiên theo kế hoạch từng bước.” – ông Nguyễn Đăng Quang
Theo ông Quang, cần phải tránh cách nghĩ “cứ làm đi rồi tính”, vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng “mỗi buổi sáng mình khởi nghiệp một lần và cuối giờ mình đóng sổ, xong hôm sau lại khởi nghiệp”.
Giờ vào bếp đâu đâu cũng thấy sản phẩm của Massan :)))
Rúng động dư luận của Massan là vụ sáp nhập VinCommerce
Mình rất thích triết lý kinh doanh của ông: “Doing well by doing good” bằng cách nhấn mạnh:
“Chúng ta thực hiện công việc tốt thì không nhất thiết nó phải vĩ đại. Việc bạn làm sẽ trở nên vĩ đại khi nó tốt cho tất cả mọi người”. Cho đến thời điểm hiện tại, triết lý chung mà Masan theo đuổi vẫn là Keep Going – tiếp tục đi tới.
Ông được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương, nước mắm.
Đến nay Masan là ông lớn đứng 2 trong thị trường mỳ ăn liền, chỉ sau Acecook. Waoo thật bất ngờ là mấy hiệu mỳ mình thường ăn đều của Masan
Bắt đầu từ một công ty nhỏ chuyên sản xuất mỳ gói phục vụ cộng đồng người Việt tại Nga, Masan dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Đăng Quang và các cộng sự ngày một phát triển lớn mạnh. Thật đáng ngưỡng mộ
Minh chứng rõ nhất của điều này chính là những thành tích mà “gã khổng lồ” này đã đạt được.
Để có được những thành công như ngày hôm nay với danh hiệu tỷ phú USD tự thân ông Nguyễn Đăng Quang đã phải trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn. Nhưng nhờ vào tư duy kinh doanh táo bạo, cùng quan điểm kinh doanh đúng đắn đã giúp ông có được những thành công lớn.
Không hổ danh là “ông trùm” hàng tiêu dụng Việt
Mình học được vài điều từ bài viết: cách thứ nhất là thị trường luôn luôn đúng, bạn không cãi nhau với thị trường. Cách thứ hai là niềm tin vào ngày mai. Đó là niềm tin và quyết định của nhà đầu tư. Cảm ơn tác giả!
“Chúng tôi thường nói với nhau về câu chuyện 2 người cùng được giao nhiệm vụ đi tìm thị trường cho giày da tại một nước rất lạc hậu ở châu Phi. Một người đi về thất vọng và báo cáo ở đó chẳng có cơ hội nào cả, bởi người dân không quen đi giày. Người còn lại hồ hởi thông báo, đó là một thị trường khổng lồ. Tất cả mọi người đều có 2 chân và chưa ai bán được một đôi giày nào cho họ cả. Những người ở Masan thuộc mẫu thứ 2”.
“Tỷ phú nước mắm, mỳ tôm” Nguyễn Đăng Quang, mình rất thích ý chí của ông
Theo tạp chí Forbes, ông Quang khởi nghiệp từ việc bán mỳ gói cho người Việt sinh sống tại khu vực các nước Đông Âu. Dần dà, quá trình kinh doanh ngày càng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ giúp ông có một số vốn để về nước thành lập Tập đoàn Masan. Sau đó, ông tiếp tục cùng với tỷ phú Hồ Hùng Anh đầu tư vào Ngân hàng Techcombank.
Những chức vụ ông Nguyễn Đăng Quang đã và đang nắm giữ hiện nay gồm:
Mình rất thích mì omachi của hãng, thì ra ông là người tạo ra hãng mì đó
Vote 5 sao ủng hộ tác giả
Bài viết rất hay, ủng hộ tác giả đánh giá 5 sao
Mỗi lần thấy ông là nhớ đến Massan, ngộ :))
Ai mà chê mỳ và mắm tôm của ông là tới công chuyện với mẹ mình :))
Mẹ mình là fan ruột của Massan đấy !
Nhờ ông mình nhận ra cách thức đặc biệt là thị trường luôn luôn đúng, bạn không cãi nhau với thị trường…Cách thứ 2 là niềm tin vào ngày mai…đấy là sự tin tưởng và quyết định của nhà đầu tư.
Làm kinh doanh phải như ông. Nhu cầu sẽ đến không phải từ việc người tiêu dùng nhận thức nhu cầu là ra sao, mà đến từ cách mình nhận biết, mình tưởng tượng và tìm cách thoả mãn nhu cầu đấy. Có lẻ vậy mới làm nên thành công !
U là chời, người tài về Massan chắc chắn là không vì tiền.
Đúng là suy nghĩ khác biệt
Cách đi khác việc, tiếp cận thị trường Nga khôn khéo. Một câu chuyện đáng học hỏi
Ùiii, câu chuyền về hành trình phát triển của những chai nước mắm, nước tương,… mình hay dùng nó hay thế
Theo số liệu của công ty nghiên cứu Kantar Worldpanel, 95% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm tiêu dùng của Masan. Và đại diện hãng cho biết rằng:“Các nhà sản xuất thực phẩm trong nước như Masan hiểu rõ về nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng tại một quốc gia mà tính địa phương là yếu tố quan trọng để quyết định thành công”
Mình rất thích sự chia sẻ và tư duy của ông Nguyễn Đăng Quang câu chuyện khởi nghiệp :“Bạn chưa thể bắt đầu, nếu bạn chưa hình dung ra được những cách để giải quyết vấn đề đó. Bạn nếu vội ‘làm đi’ sẽ không bao giờ thắng. Có vấn đề, có cơ hội, bạn cần nhìn ra cách, đó có thể là sản phẩm, có thể là giải pháp để giải quyết câu chuyện đó, và sau khi mình tìm ra được thì mới bắt đầu làm”.
Không những thế còn có bài học về câu chuyện tái cấu trúc tập đoàn VinCommerce nơi thua lỗ 100 triệu USD đã trở thành doanh nghiệp có lãi trong 1 năm.“Phải quay về lõi, nếu mình làm kinh doanh thì phải nhìn tới đích và đích đó cần được định nghĩa và mô tả thế nào, và sau đó ta thiết lập các ưu tiên theo kế hoạch từng bước. Giống như leo núi, thì đầu tiên phải giải quyết gánh nặng trên vai, bạn phải biến các hành trang mang theo mình không phải là gánh nặng, mà là phương tiện. Đó là một phần của chiến lược, ưu tiên đầu tiên là chống lỗ, bạn nhìn thấy và phải quyết liệt làm”- tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
“Masan chúng tôi hay nói tới khởi nghiệp theo cách bạn tạo ra giá trị bằng việc kiến tạo ra các sản phẩm đột phá, và biết cách thành công. Trong quá trình đấy, bạn phải phải chấp nhận trong khả năng của mình về việc kiểm soát rủi ro” – Nguyễn Đăng Quang.
Theo ông Nguyễn Đăng Quang, Masan được thành lập không phải với mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh doanh tỷ USD và tranh thủ mọi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. Masan được thành lập để theo đuổi lý tưởng “trở thành niềm tự hào của Việt Nam” bằng cách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Và ông đã khẳng định với cổ đông công ty rằng “Chúng ta sẽ kinh doanh thành công, bởi làm những điều tốt, có ý nghĩa cho xã hội. Mỗi ngày chúng ta sẽ tạo ra những giá trị nho nhỏ cho mỗi người dân Việt Nam và sẽ được thưởng bởi doanh thu, lợi nhuận cao”
Mình khâm phục ông không chỉ bởi là ” tỷ phú nước nắm, mỳ tôm” mà còn bởi tư duy, câu chuyện về bài toán chuyển giao quyền lực cho thế hệ sau. “Con cái là chuyện khác, nếu đặt vấn đề tiếp quản sự nghiệp của mình, các cháu không nhất thiết và cũng chưa chắc đấy là con đường để các cháu thành công. Tôi quan niệm, mỗi con người sẽ đi tìm ý nghĩa cuộc sống của mình, tìm ra thành công của mình…..Mình không nên cưỡng bức thế hệ sau theo con đường định sẵn, mà hãy để thế hệ sau tự chọn“
Thời điểm đó với quyết định thâm nhập vào thị trường Nga bằng sản phẩm mì gói quả là một quyết định táo bạo. Tuy nhiên, bác đã làm được và làm tốt hơn thế, tầm nhãn quan và hiểu thị trường để ra những chiến lược phù hợp, đánh chắc thắng quả là một nhà kinh doanh giỏi.
lần đầu được biết tới ông nguyễn đăng quang, vô cùng khâm phục hành trình đi lên của ông, cảm ơn page vì bài viết vô cùng ý nghĩa
“Tại sao lại chỉ sản xuất mì ăn liền cho cộng đồng 200.000 người Việt tại Nga mà bỏ quên đi một thị trường 150 triệu người Nga chưa được khai thác” một suy nghĩ rất hay của ông
Một hành trình không hề đơn giản với những quyết định táo bạo nhưng kết quả đã đem lại niềm tự hào cho người Việt
Bối cảnh để ông chọn mì gói khởi nghiệp cũng rất đặc biệt vì hoàn cảnh kinh tế lúc bấy giờ quan trọng nhất là ” no bụng” và cách nhanh nhất làm được chính là 1 gói mì
Những thức chấm đi vào tiềm thức hằng ngày, không ngờ phía sau nó lại là cả một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa và bài học như vậy
Không quá đánh mạnh vào cạnh tranh, ông đi tìm môi trường đầy triển vọng và xây dựng tạo ra nhu cầu phù hợp thảo mãn cho người dùng
Mỗi ngày đối với ông là những cơ hội mới và chặng đường mới
Với cách sống giản dị, cùng đam mê và ý chí cho cv, ông luôn hành động một cách thực tế và nhất quan
Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Mục tiêu sắp tới của Masan là mở rộng quy mô của “Point of Life” – nền tảng tích hợp từ offline đến online các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, được người tiêu dùng tin yêu. Nhờ đó, Masan sẽ xây dựng nền tảng khách hàng thân thiết, mang đến giá trị vượt trội với tầm ảnh hưởng sâu rộng và giúp người tiêu dùng chi trả ít hơn cho nhu yếu phẩm hàng ngày.”
Mỗi người đều có những cách thành công khác nhau nhưng điểm chung là họ không bao giờ dừng lại khi thất bại.
Thật sự là sử dụng sản phẩm của ông mỗi ngày nhưng bây giờ mới biết đến ông. Quá tài giỏi.
Nhìn xa trông rộng, dám nghĩ dám làm ông đã góp phần mang thương hiệu Việt vươn tầm thế giới.
Bất ngờ ra đời thương hiệu mì Omachi, Masan Consumer của ông đã cạnh tranh và đánh bại được những ông lớn lâu năm như Vina Acecook hay Vifon để xác lập thị phần riêng cho bản thân