Nét văn hóa mở đầu câu chuyện của người Việt chính là miếng trầu. Ở Việt Nam tương truyền tục ăn trầu có từ thời vua Hùng, gắn liền với “sự tích trầu cau”. Sự tích kể về tình cảm vợ chồng thủy chung. Anh em gắn bó vượt non, vượt suối tìm nhau và hóa thành dây trầu. Trầu cau thể hiện sự gắn kết với nhau giữa người với người, gợi mở tình cảm. Ngoài ra trầu cau còn là lễ vật trong các nghi lễ cưới hỏi, tang tục,… Tuy rằng ngày nay phong tục này mất đi khá nhiều nhưng nó vẫn còn ý nghĩa sâu đậm trong văn hóa và văn chương Việt Nam.

nét-văn-hóa-mở-đầu-câu-chuyện-của-người-Việt-trần-ngọc-mỹ-duyên-ksc-H1
Nguồn: Internet. Nét văn hóa mở đầu câu chuyện của người Việt đã có từ rất lâu đời đó không gì khác ngoài những miếng trầu được người phụ nữ têm một cách khéo léo.

Nguyên liệu ăn trầu

Tùy thuộc vào vùng miền mà người ta có thể có 3 hoặc 4 nguyên liệu. Thứ nhất là lá trầu có vị cay, thứ 2 là cau có vị ngọt, thứ 3 là vôi có vị nóng và có thể có hoặc không có thuốc lào và thuốc lào có vị đắng. Những nguyên liệu này kết hợp lại với nhau khi cho vào miệng nhai sẽ tạo cho ta cảm giác say cùng với đó là sự cay nồng mà chỉ có những người thường xuyên ăn trầu có có thể chịu được.

Nguồn: DoanhnhanPlus

Ngoài ra, sự kết hợp này còn thể hiện cho sự tích trầu cau mà mọi người thường hay kể cho nhau nghe rằng tình cảm vợ chồng nồng nàn nhưng cũng có một chút trắc trở như sự cay nồng cùng với tình nghĩa anh em vững chắc, mạnh mẽ như cảm giác say của men rượu.

Cách ăn trầu

Đầu tiên ta sẽ dùng 1 hoặc 2 lá trầu tiếp theo đó là quét 1 ít vôi loại vôi nhão lên lá trầu cùng với đó là lấy 1 phần của trái cau đã được bổ sẵn thành 6 phần nhỏ và cuối cũng là thêm một vài sợi thuốc lào vào. Tất cả được têm theo những cách khác nhau tùy thuộc vào người têm. Khi nhai, nước bọt tiết ra hòa vào hỗn hợp trầu-cau- vôi, người nhai thường nhổ ra. Dung dịch này có màu hồng, gọi là cổ trầu. 

Nhai trầu là một thói quen của một số phụ nữ Việt Nam ngày xưa, thường là những người ở độ tuổi trung niên trở lên. Ngoài ra, ăn trầu còn thể hiện nét văn hóa mở đầu câu chuyện ở ở nông thôn. Các bà khi gặp nhau thì việc đầu tiên là mời nhau miếng trầu, sau đó mới hàn huyên, đàm đạo.

nét-văn-hóa-mở-đầu-câu-chuyện-của-người-Việt-trần-ngọc-mỹ-duyên-ksc-H2
Nguồn: Internet. Màu chủ đạo của miếng trầu đó chính là màu xanh. Màu của thiên nhiên màu của sự tưới mát làm cho người khác cảm giác nhu

Hậu quả sức khỏe

Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư cho rằng ăn trầu có thể gây ra ung thư. Hóa chất từ lá trầu làm tăng tỷ lệ ung thư miệng gấp 8,4 lần so với người không ăn trầu. Tuy nhiên, lá trầu cũng có các công dụng tốt. Kết quả phân tích thành phần hoạt chất trong lá trầu: có 85,4% nước, 3,1% protid, 0,8% chất béo và 6,1% đường. Trong lá trầu còn chứa nhiều tannin, đường, ester và tinh dầu. Tác dụng sát trùng mạnh đối với các loại vi trùng như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis và trực trùng coli nên được dùng làm thuốc chữa lỵ và sốt rét.

Trần Ngọc Mỹ Duyên

Xem thêm

TỤC LỆ MA CHAY, CÚNG LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT

Thị xã Tuy Hòa năm 1970 qua ảnh của lính Mỹ

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
2 năm trước

Ở vùng Đông Nam Á tục ăn trầu đã trở thành nét tài hoa trong cách têm trầu, cùng cách mời trầu được cách điệu hóa đã trở thành một dạng thức sinh hoạt nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
2 năm trước

Nhắc đến trầu cau thì ko thể ko nhắc đến hình ảnh trầu têm cánh phượng gắn liền với sự tích Tấm Cám. Vật đã giúp Tấm gặp lại vua

Dương Ái
Dương Ái
2 năm trước

Ngày nay để bắt gặp hình ảnh ăn trầu của bà cụ thời xưa thì việc đó hơi khó và hiếm thấy nhở

Thiên tỷ
Thiên tỷ
2 năm trước

Bài viết rất hay và ý nghĩa. Một phần do một số nguyên liệu có nhiều tác hại ko tốt đến sức khỏe người dùng nên nó mới bị hạn chế

Như Ái
Như Ái
2 năm trước

Nếu bạn đã từng xem qua cách dùng trầu cau. Thì chiếc bình vôi được xem như một người bạn tri kỷ của những ai ăn trầu bởi nếu thiếu vôi không thể làm nên cái màu thắm đỏ và sự say nồng thơm tho của miếng trầu cau