Có rất nhiều định nghĩa về vị kỷ; giải thích vị kỷ là gì hay tâm lí vị kỷ là gì?; tuy nhiên ít ai quan tâm đến sự ảnh hưởng của vị kỷ; trong xã hội, thật bất ngờ là điều tưởng chừng tiêu cực ấy; lại góp phần rất nhiều trong sự vận động phát triển của xã hội. Cùng theo bước tôi để quan sát vì sao nhé!

Đầu tiên tâm lí vị kỷ là gì?:


Tâm lý vị kỷ; cho rằng con người luôn được thúc đẩy bởi những tư lợi và ích kỷ cá nhân; ngay cả trong những hành động dường như là của lòng vị tha.

Chỉ một dòng định nghĩa có lẽ bạn cũng đã hiểu; vì sao nó thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Sau đây tôi sẽ đưa bạn đến một ví dụ thực tế đã và đang diễn ra; bạn hãy xem xét tính vị kỷ trong đó nhé!

Theo nghiên cứu từ nhà nhân học Robin Dunbar; 150 người là số người tối đa mà một người có thể kết bạn trong suốt cuộc đời. Trong đó số người có thể vô tư trao tặng vật chất cho nhau để giúp đỡ bạn bè rất ít.

CÓ RẤT ÍT NGƯỜI SẴN SÀNG SAN SẺ VẬT CHẤT ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC, CŨNG CHẲNG-CÓ-AI-CÓ-THỂ-DỰA-MÃI-VÀO-SỰ-GIÚP-ĐỠ-CỦA-NGƯỜI-KHÁC.

Vậy phải làm sao đây?

Con người thường muốn được lợi từ người khác chứ không muốn giúp đỡ một cách vô tư. Mọi người sống theo nguyên tắc có qua có lại mới toại lòng nhau – đó chính là trao đổi

Tâm lí vị kỷ là gì?

Việc bạn dùng tiền để mua một chiếc bánh bao; đó chính là trao đổi giữa hai bên, tiền là công cụ trung gian để giao dịch. Bạn có thể làm được chiếc bánh bao; với công cụ, và làm theo các bước học làm bánh, nhưng tại sao bạn lại dùng tiền để mua? Vì bạn không muốn thực hiện các công đoạn đó hay vì bạn không muốn chịu đựng; “những vất vả và phiền toái” đó?.

Vị kỷ là gì? Vị kỉ một trong những căn cơ quan trọng tạo ra trao đổi; thông qua trao đổi, giao dịch mọi người có được thứ mình muốn. Nhờ có giao dịch mà mọi người sẽ có thể tập trung vào một điều tốt nhất; là có thể đổi được đủ loại đồ dùng. Chúng ta sống sót không nhờ vào lòng thương; mà đánh trúng vào tâm lí vị kỷ của người khác; chúng ta không cần nói về nhu cầu của mình mà chỉ cần nói đến lợi ích của chính họ.

Tâm lí vị kỷ là gì?

Bây giờ chúng ta hãy đến với một ví dụ khác: Những người ăn xin thường được cho rằng họ không tạo ra lao động, không tham gia vào vận động kinh tế, và họ sống vào tình thương của người khác, có người nói, ăn mày là dựa vào vận may để kiếm cơm, tôi thì không cho là như vậy. Chúng ta hãy cùng phân tích vị kỷ là gì? :

Tâm lí vị kỷ hiện hữu rõ nhất trong trường hợp này


– Trường hợp 1: Đặt tâm lí bạn là người ăn xin, tôi lấy ví dụ, đứng trước cửa hàng chuyên bán đồ nữ là một anh chàng đẹp trai và một cô nàng xinh gái, bạn sẽ chọn ai để xin? Chắc chắn là chàng trai. Khi bạn đến xin tiền anh chàng đẹp trai kia vì đứng bên cạnh anh ta là một cô gái xinh đẹp, lẽ nào anh ta lại không cho bạn tiền tiền? Còn nếu anh đến xin cô gái xinh đẹp kia thì có khả năng cô ta sẽ giả vờ sợ sệt anh rồi tránh đi chỗ khác.

Tâm lí vị kỷ là gì?

Tiếp tục một ví dụ khác: bạn đứng ở trước cổng Cocopark có một cô gái trẻ tay xách một túi đồ vừa mua ở siêu thị, có một cặp tình nhân đang đứng ở đó ăn kem, và cũng có một anh thanh niên đóng bộ chỉnh tề, tay cầm túi đựng máy tính xách tay. Bạn sẽ xin tiền ai?


Cô gái đó sẽ cho bạn tiền. Đôi tình nhân kia đang ăn kem nên không tiện rút tiền; còn anh đóng bộ chỉnh tề kia chưa chắc có tiền lẻ, còn cô gái vừa mua đồ trong siêu thị đi ra thì chắc chắn trên người sẽ có tiền lẻ. Đây chỉ là những ví dụ không hẳn là thực tế nhưng cũng sẽ không phải không có phần đúng. Ta sẽ xét một góc nhìn khác để biết được vị kỷ là gì?

Góc nhìn của bạn là chàng trai đã cho tiền người ăn xin trong trường hợp 1: Bạn cho tiền người ăn xin đó có thật sự vì lòng thương cảm? Hay để bảo vệ hình ảnh một người đàn ông ga-lăng? Hoặc nếu người ăn xin đó xin cả 2 người, cô gái cho người ăn xin 5 đồng, bạn sẽ cho ít hay nhiều hơn cô gái?

Vâng, ngay cả trong hoạt động tưởng chừng như chúng ta không nên suy xét nhưng tính vị kỷ vẫn hiện hữu phần nào trong đó. Cùng với đó người ăn xin là người biết đánh vào tâm lí vị kỷ của bạn một cách tự nhiên nhất.

Người ăn xin cũng không thể hoàn toàn trông cậy vào sự từ thiện. Người ăn xin cần dùng tiền xin được để trang trải cuộc sống như mua thức ăn, quần áo. Quá trình này được hoàn thành bởi tâm lý vị kỷ của người bán hàng: họ không hề muốn giúp đỡ mà chỉ muốn có được tiền.

Tôi xin nhắc lại quan điểm: Tâm lí vị kỷ tạo ra nhu cầu trao đổi sòng phẳng, thông qua trao đổi mọi người sẽ có thứ mình muốn. Nhờ có giao dịch mà mỗi người chỉ cần tập trung vào việc mà mình làm tốt nhất là có thể đổi được đủ thứ đồ dùng, bạn sẽ không thể làm tất cả mọi thứ đều tốt như tạo ra kéo, dao, khuôn cho làm bánh; gạch, xi măng cho xây nhà. Bạn cần phải giao dịch để đạt được những điều đó. Vậy bạn đã hiểu tâm lý vị kỷ là gì? Và như thế nào chưa?

Biên tập: Lê Thành Thắng

Xem thêm: Đời sống sau khi chết quan điểm của Thiên Chúa giáo và Phật giáo

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

11 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tấn Trường
Tấn Trường
3 năm trước

Ngầy từ đầu đọc từ “Vị kỷ” khá tiêu cực, không ngờ có thể vận dụng được nhiều khía cạnh ghê

Tứ Hoàng
Tứ Hoàng
3 năm trước

Ví dụ gần gũi từ người ăn xin dễ hiểu thật, cảm ơn bài viết của tác giả

Hoàng Khang
Hoàng Khang
3 năm trước

“Nếu biết cách đánh vào tính vị kỷ vủa người khác để họ thấy lợi ích có được khi làm theo yêu cầu là xứng đáng thì sẽ dễ dàng hơn mong chờ vào lòng tốt” – ADAM SMITH

Xuân Phúc
Xuân Phúc
3 năm trước

Đánh vào “Vị kỷ” của mỗi cá nhân làm quá trình trao đổi diễn ra tự nhiên hơn ha

Hạnh Tiên
Hạnh Tiên
3 năm trước

Bài viết cho mình một góc nhìn khác hẳn ra luôn, tập trung vào “vị kỷ” của mỗi người như một điều thông minh và dễ chịu của quá trình trao đổi

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
2 năm trước

Nếu bạn không có cái nhìn lành mạnh về bản thân, nếu bạn không cho phép bạn mong muốn, kỳ vọng nhận được những điều bạn mong muốn, bạn sẽ không bao giờ có chủ ý trong sáng tạo và bạn sẽ không bao giờ có được trải nghiệm làm bạn thỏa mãn. Đó là sự vị kỷ hữu dụng theo hướng tích cực

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
2 năm trước

Bài viết rất hay và ý nghĩa, cảm ơn những chia sẻ của tác giả

Thiên tỷ
Thiên tỷ
2 năm trước

Bài viết đã giúp mik nhìn nhận sự vị kỷ theo cách khác, điều quan trọng là bạn cho phép mình chú ý tới điều mình mong muốn, chứ không phải là việc áp đặt người khác vào những ham muốn dục vọng vô thường của bạn thân

Dương Ái
Dương Ái
2 năm trước

Mọi việc đều tồn tại hai mặt song song không quá tích cực cũng không quá tiêu cực. Nó được định hình dựa vào cách chúng ta khai thác và áp dụng trên phượng diện nào mà thôi

Karry
Karry
2 năm trước

Những ví dụ trong bài là những bài học cụ thể và rõ ràng về tâm lý vị kỷ, giúp mik có thể hình dung được vấn đề một cách khách quan nhất

Jessy
Jessy
1 năm trước

Bài viết nội dung hay quá