Nhiều người cho rằng tháng 8 năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công vào Đà Nẵng, sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn là cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Đại Việt (Việt Nam) và phương Tây. Thế nhưng thực tế là Việt Nam đánh bại Hà Lan hơn 200 năm trước khi Pháp nổ súng xâm lược. Ngay trong lần đung độ đầu tiên.
Thế lực hùng mạnh khiếp nhiều quốc gia phong kiến khiếp sợ
Từ đầu thế kỷ 17, Công ty Đông Ấn Hà Lan (Công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới) đã nổi lên như một thế lực hùng mạnh trong công cuộc khai thác thuộc địa châu Á của thực dân phương Tây. Được thành lập năm 1602 khi quốc hội Hà Lan trao 21 năm nắm độc quyền thực thi những hoạt động thực dân tại châu Á . Sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của chính phủ, gồm có; khả năng phát động chiến tranh, bỏ tù và hành hình các tù nhân, thay mặt trong các đàm phán hiệp ước, đúc tiền và thành lập thuộc địa.
Với những chiến hạm lớn được trang bị vũ khí tối tân bậc nhất vào thời bấy giờ. Họ đã chinh phục quần đảo Indonesia và trở thành nỗi sợ hãi của nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên khi tiến hành tấn công Việt Nam lại nhận thất bại thảm hại. Trận đánh này xảy ra trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, khi nước Việt bị chia cắt. Lấy sông Gianh làm biên giới, Đàng Ngoài do chúa Trịnh kiểm soát và Đằng Trong do chúa Nguyễn kiểm soát.
Bối cảnh
Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên Hội An trở thành thương cảng sầm uất nổi tiếng thế giới lúc đó. Rất nhiều thương gia phương Tây đến buôn bán tại đây. Đầu tiên là người Bồ Đào Nha đến mua bán và truyền giáo, đặc biệt là Jean De La Croix đã giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở lò đúc đại bác, giúp trang bị quân đội ở Đàng Trong thêm hùng mạnh, đánh bại cuộc xâm lăng của chúa Trịnh mà còn giúp Cao Miên đánh bại quân Xiêm La tức Thái Lan ngày nay.

Người Hà Lan cũng muốn nhanh chóng có chân ở nước ta . Vào năm 1637, họ được chúa Nguyễn Đàng Trong cho mở hiệu buôn ở Hội An. Trong khi đó tại Đàng Ngoài họ được chúa Trịnh cho mở hiệu buôn ở Phố Hiến (Hưng Yên). Để chiếm lấy ưu thế cạnh tranh các thương nhân Bồ Đào Nha và Hà Lan đã dựa vào mối quan hệ với chính quyền . Người Bồ Đào Nha dựa vào chúa Nguyễn Đàng Trong, người Hà Lan thì tìm cách gây ảnh hưởng đến chúa Trịnh với lời hứa giúp đỡ về vũ khí.
Nửa đầu thế kỷ 17, hai phe Trịnh – Nguyễn đua nhau tăng cường sức mạnh cho thủy quân. Chúa Trịnh bố trí 68 tàu chiến tại cửa sông Cả. Chúa Nguyễn cũng có cả trăm tàu chiến ở cửa sông Nhật Lệ.
Sau 3 lần đem đại binh vào Nam đánh chúa Nguyễn không thành. Nhận thấy Đàng Trong được người Bồ Đào Nha giúp đúc đại bác, uy lực rất mạnh, nên chúa Trịnh cũng tìm cách có được ưu thế quân sự như thế từ người Hà Lan. Chúa Trịnh Tráng đã thương lượng với Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hà Lan là Antonio van Diemen để mượn chiến hạm và các tay súng đánh chúa Nguyễn.
Đổi lại, sẽ tặng cho người Hà Lan hàng vạn lạng bạc cùng lời hứa dâng Quảng Nam cho họ. Bắt Đàng Trong phải nộp cống cho Đông Ấn Hà Lan và phía Hà Lan sẽ chia cho Đàng Ngoài.
Nhà sử học Li Tana đã tìm được bức thư chúa Trịnh Tráng gửi cho Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hà Lan vào năm 1637 như sau;

“… Các ông có thể cho chúng tôi 2 hoặc 3 chiếc tàu, hoặc 200 lính thiện xạ … Thêm vào đó, xin gởi cho chúng tôi 50 chiến thuyền cùng với số lính tuyển chọn và những khẩu súng mạnh, và chúng tôi sẽ gửi một số lính tin cậy đến hướng dẫn các chiến thuyền của các ông tới Quảng Nam. Đồng thời đạo quân của chúng tôi sẽ tấn công Thuận Hóa …
Sau khi chiến thắng chúng tôi sẽ ban tặng cho binh lính các ông 20.000 tới 30.000 lạng bạc. Về phần các ông, chúng tôi sẽ trao xứ Quảng Nam cho các ông cai trị. Các ông có thể chọn một số lính để xây dựng và canh gác thành, chúng tôi sẽ truyền lệnh cho người dân ở đó làm lao dịch cho các ông. Các ông có thể thu hoạch các sản phẩm trong vùng và gởi một phần cho triều đình chúng tôi, như thế cả hai đều được hưởng lợi…”. [nguồn]
Ngày 14/5/1641, Antonio van Diemen cho chúa Trịnh Tráng biết rằng họ đã sẵn sàng đưa tàu chiến đến giúp chúa Trịnh đánh Đàng Trong.
Việt Nam đánh bại Hà Lan như thế nào
Chiến thắng vang dội
Vào năm 1641 chủ thương điếm (cửa hàng) Hà Lan Abraham Dujecker tại Hội An đánh chết một người Việt làm công vì nghi ăn cắp hàng hóa ở đây. Từ dinh trấn Thanh Chiêm (nay thuộc xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), trấn thủ Nguyễn Phúc Tần liền cho bắt Abraham Dujecker cùng những người Hà Lan khác ở thương điếm này tống giam, đốt hết hàng hóa của họ.
Sự bất hòa giữa chính quyền Đàng Trong và các thương nhân Hà Lan ngày càng lên cao. Đến năm 1642, trấn thủ Nguyễn Phúc Tần đã hai lần cho tịch thu hàng hóa, lấy tàu thuyền bắt giam cả người trên 4 chiếc tàu bị đắm ở bờ biển Quảng Nam vì nghi là hải tặc.

Cũng trong năm 1642, Công ty Đông Ấn Hà Lan lợi dụng các thuyền chiến hiện đại đã đến vùng biển phía Nam bắt 120 người ở Đà Nẵng, bố ráp từ vịnh Quy Nhơn trở ra. Đốt hàng trăm ngôi nhà cùng các kho thóc gạo. Bắt 49 cư dân ven biển nhằm yêu cầu chúa Nguyễn phải thả người.
Sau đó Công ty Đông Ấn Hà Lan đàm phán cùng chúa Nguyễn nhằm trao đổi người. Trong khi phía Hà Lan trả hết người thì phía chúa Nguyễn chưa trả người. Lý do là vì chúa Trịnh cử đại diện đến gặp công ty Đông Ấn Hà Lan bàn việc đánh Đàng Trong. Chúa Nguyễn yêu cầu bên Hà Lan phải giao người đại diện của chúa Trịnh thì mới chịu thả người.
Thế nhưng sau đó chúa Nguyễn Phúc Lan trực tiếp xem xét sự việc và đã hạ lệnh thả hết số người Hà Lan. Tuy nhiên phía Công ty Đông Ấn của Hà Lan không hề biết việc thả người này. Phải đến năm 1643, họ mới biết được việc này.
Tháng 6-1642 năm tàu chiến Hà Lan với 152 thủy thủ và 70 binh sĩ do Jacob Van Liesvelt chỉ huy tiến đánh Đà Nẵng. Tấn công quân đồn trú, bắt giữ người nhằm gây áp lực để chúa Nguyễn thả Abraham Dujecker. Khi quân Hà Lan đổ bộ lên bờ thì bị quân thế tử Nguyễn Phúc Tần tấn công bất ngờ. Cuộc chiến diễn ra cả trên biển lẫn trên bộ.
Thuyền trưởng Jacob Van Liesvelt cùng 10 binh sĩ tử trận. Cả đoàn chiến thuyền tháo chạy trước sức tấn công của thủy quân Đàng Trong. Một chiến thắng ghi đậm nét son trong lịch sử dân tộc. Việt Nam đánh bại Hà Lan là trận thủy chiến đầu tiên, đối với các thế lực bên ngoài đến từ phương Tây.

Sau sự việc này người Hà Lan quyết định phối hợp với chúa Trịnh tấn công Đàng Trong.
Trận chiến cuối cùng, Việt Nam đánh bại Hà Lan bằng thủy quân
Năm 1643 đội tàu chiến của Hà Lan đến Đàng Ngoài hội quân với chúa Trịnh, chia làm hai nhóm; nhóm tàu chiến Hà Lan thứ nhất đã đến trước phối hợp cùng 100 ngàn quân của chúa Trịnh Tráng chuẩn bị đánh Đàng Trong. Nhóm thứ hai gồm 3 tàu chiến lớn của Hà Lan dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Pieter Baeck khởi hành sau.
Trong lúc này chúa Nguyễn Phúc Lan cũng nhận được tin chiến thuyền Hà Lan ra Đàng Ngoài. Nhưng chưa dám quyết định có nên chặn đánh bằng đường biển hay không. Vì các tàu chiến của Tây phương được trang bị rất hiện đại. Các quan không ai dám lên tiếng vì e ngại sức mạnh của các tàu Tây phương.
Chúa bèn tìm hỏi một người Hà Lan đang giúp việc cho mình, thì người này trả lời rằng; “Tàu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi”. Lúc này Thế tử Nguyễn Phúc Tần liền dẫn quân đi đánh.
Sách Đại Nam thực lục ghi chép như sau:
“Bấy giờ, giặc Ô Lan (tức Hà Lan) đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử (tức Nguyễn Phúc Tần) tức thì mật báo với chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thủy quân ra đánh. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử tự đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra biển.
Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển thì thuyền của thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau lướt nhanh như bay, giặc trông thấy thất kinh hoảng sợ”. [nguồn]
Lúc này thuyền của Hà Lan trên đường gặp bão. Thay vì phải đến Đàng Ngoài thì lại bị gió bão bão đánh dạt về hướng cảng Eo. Tức Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế ngày nay.
Khi cách sông Gianh hơn 8km về phía Nam, quân Hà Lan bất ngờ khi thấy khoảng 50 chiến thuyền Đàng Trong đang đợi sẵn. Thế nhưng họ cũng không lo lắng quá vì tàu chiến của họ rất mạnh và hiện đại. Được trang bị trọng pháo, đã chinh phục được Batavia và vùng quần đảo Indonesia.

Thế tử Nguyễn Phúc Tần lệnh cho các thuyền chiến bao vây tấn công 3 tàu chiến Hà Lan. Các tàu Hà Lan trút hỏa lực tối đa. Một số tàu bị trúng đạn, nhưng số tàu khác vẫn tiến lại gần tàu chiến Hà Lan. Nhờ nhỏ nhẹ nên tàu chúa Nguyễn tiến rất nhanh.
Thấy tình thế nguy ngập, một tàu Hà Lan tìm cách tháo chạy. Một tàu khác lúng túng va vào đá khiến cả tàu và người chìm xuống biển. Tàu lớn nhất không chạy kịp chống cự quyết liệt, quân chúa Nguyễn áp sát tràn được vào tàu. Tuyệt vọng, thuyền trưởng Pieter Baeck cho nổ kho thuốc súng trên tàu, tử trận cùng quân sĩ. 7 thủy thủ nhảy xuống biển cố bơi thoát nhưng đều bị bắt.

Theo các ghi chép lại của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes năm 1651. Chúa thấy bảy người Hoà Lan thoát hoả tai và đắm tàu chiến quỳ phục dưới chân, liền quay về phía người Hoà Lan xấc xược đã khoe tàu nước họ vô địch và chế giễu hắn.
“Này ngươi, hãy hỏi xem lính nước ngươi ở đâu mà đến?
“Xấu hổ, hắn lý nhí trong miệng và run sợ thưa; “Chúng thoát nạn do tàu chiến của Chúa đánh bại tàu người Hoà Lan.”
Chúa tiếp; “Thế thì chẳng phải đợi thế lực võ trang của Trời để thắng, vì đoàn thuyền chiến của ta đủ để phá vỡ”.
Sau trận này, Công ty Đông Ấn Hà Lan không còn gởi tàu bè đến Đàng Trong. Đến năm 1648, khi chúa Nguyễn Phúc Tần, thay cha cầm quyền cầm quyền ở Đàng Trong, muốn thương lượng với người Hà Lan. Ngày 9 tháng 12 năm 1651 hai bên đi đến thỏa thuận bỏ qua những tranh chấp cũ. Nhưng người Hà Lan cho rằng công việc buôn bán của họ vẫn tiếp tục bị trở ngại nên rút lui và đóng cửa các thương điếm ở Đàng Trong năm 1654.
Thời điểm đó, Việt Nam đánh bại Hà Lan thời điểm đó được xem là một bất ngờ. Vì tàu chiến hiện đại phương Tây đã bị một nước phương Đông đánh bại. Khiến các nhà sử học phương Tây rất ấn tượng và đi vào nghiên cứu. TS Li Tana viết;
“Những người Hà Lan sống sót đã chỉ trích nặng nề viên chỉ huy của họ là đã không lường trước được cuộc tấn công của kẻ địch. Trong cả hai trận chiến, các cuộc tấn công bất ngờ của họ Nguyễn đã đặt người Hà Lan vào thế thủ ngay từ giây phút đầu. Theo Tiền biên, họ Nguyễn đã chuẩn bị kỹ lưỡng vì đã nhận được báo cáo từ một đội đặc biệt gọi là tuần hải, thêm vào là các trạm gác dọc bờ biển…”.
Hoàng Thư tổng hợp
Versailles 1787: Hiệp ước chiến tranh Pháp – Đại Nam