Trong số các vua nhà Nguyễn, vua Thành Thái là một trong những hoàng đế có nhiều vợ con. Và đặc biệt rất dễ dãi so với các vị vua tuyển vợ, lựa chọn hậu cung từ trước đến nay.
Chân dung lịch sử của vị vua tuyển vợ lạ nhất lịch sử.
Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân. Là con thứ 7 của vua Dục Đức – vị vua kém may mắn nhất trong số các vua nhà Nguyễn khi chỉ tại vị được 3 ngày thì bị phế truất và bị giết. Vua Thành Thái lên ngôi khi mới 10 tuổi trong bối cảnh khá đặc biệt của triều Nguyễn.
Ông sinh năm Kỷ Mão (1879). Sau khi vua Đồng Khánh mất vào năm Mậu Tý (1888). Ông được Khâm sứ Pháp Rheimart và Nam triều chọn nối ngôi (do sự khéo léo của Diệp Văn Cương, chồng của Công nữ Thiện Niệm – cô ruột của ông trong quá trình thông dịch giữa các quan Nam triều và Công sứ). Lễ đăng quang tổ chức vào ngày mồng 2 Tết năm Kỷ Sửu (1889) tại điện Thái Hòa mà không có “ngọc tỷ truyền quốc” và cũng chẳng có “di chiếu”. Hiểu rõ tình cảnh của vua cha và bối cảnh đất nước lúc bấy giờ nên vua Thành Thái khá thận trọng và già dặn trước tuổi.
Trong số các vua nhà Nguyễn, Thành Thái là một trong những vua tuyển vợ không ít, có nhiều con. Theo thống kê của Nguyễn Phước tộc thế phả ông có tới 19 hoàng tử và 26 hoàng nữ. Sở dĩ ông có nhiều con như vậy là vì trong việc tuyển lựa phi tần, ông rất dễ dàng.
Thành Thái – ông vua tuyển vợ tạo nên một giai thoại đặc biệt lưu truyền .
Sách Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam của tác giả Đinh Công Vĩ cho biết:
Có lần ông cải trang thành một thư sinh rất mực nho nhã lên Kim Long chơi. Chơi chán rồi, ông cùng mấy người tùy tùng đủng đỉnh dạo xuống bến đò. Bỗng thấy cô lái đò xinh đẹp, hấp dẫn, ông ỡm ờ hỏi cô gái: “Này o tê, có ưng làm vợ của vua không?”
Vốn dĩ chưa bao giờ gặp mặt vua. Cô lái đò không bao giờ nghĩ rằng người trước mặt mình chính là vua. Chỉ nghĩ rằng ông khách phong lưu này là công tử nhà giàu đi chơi nên trước câu hỏi mà cô nghĩ là trêu trọc ấy. Cô cũng đánh bạo nói nửa đùa nửa thật bảo “Ưng”. Chẳng ngờ cô vừa nói xong thì ông khách cầm ngay lấy tay nàng, kéo ra mũi thuyền, mặc cho nàng mặt đỏ thẹn thùng. Ông liếc mắt đưa tình nói: “Rứa thì Quí phi ngồi nghỉ, để trẫm chèo cho!
Nói xong ông giành ngay lấy tay chèo từ tay nàng. Đích thân chèo, cho đò xuôi dòng Hương giang từ Kim Long đến bến Nghinh Lương trước Phú Văn Lâu. Đò cập bến, ông bảo các người cùng đi tiễn đưa “quí phi vào nội” thể theo nguyện ước của nàng. Rồi sau đó mới báo về gia đình cô gái, kèm theo lễ vật. Tự dưng cô lái đò trở thành vợ vua. Ngoài ra, chuyện tuyển vợ của Thành Thái còn được áp dụng như một cách để ông tuyển binh chống Pháp.
Ông còn giả vờ đóng vai một người hám sắc, đi bắt phụ nữ nhập cung để luyện tập quân sự. Hình thành đội nữ binh riêng của ông, dưới vẻ ngoài là cung nữ vợ vua. Ông từng nhờ họa sĩ Lê Văn Miến. (tốt nghiệp trường Beaux Arts – Paris) vẽ các kiểu súng để sai đúc trang bị cho các nữ binh. Để che mắt giặc Pháp, nhiều khi ông giả điên; cào cấu các bà vợ xuất thân trong các gia đình quan lại làm tay sai cho Pháp.
Một đội nữ binh thường trực ở cung cấm thường có 50 người. Sau khi tập luyện quân sự đã thành thục; đội nữ binh 50 người ấy được bí mật trao trả về gia đình; đợi khi cần thì nhập ngũ chống Pháp, sau đó tuyển thêm 50 nữ binh mới…
Nếu vua Thành Thái không bị thực dân Pháp và tay sai vu cho là điên, bắt đi đày ở nước ngoài, thì hẳn đội nữ binh ấy sẽ có tác dụng trong việc cứu nước.
Bị phế truất vì quá yêu nước.
Năm 1907 bị chính quyền thực dân phát hiện có tư tưởng chống Pháp khi được cho là ngấm ngầm thành lập đội nữ binh trong cung và tự nghiên cứu các bản thiết kế vũ khí. Vua Thành Thái đành giả làm người mất trí.
Tuy nhiên người Pháp nhân cơ hội đó ép ông phải thoái vị.
Để hợp thức hóa, Tòa Khâm sứ cùng Hội đồng phụ chính bố cáo cho quốc dân biết:
“Nhà vua bị điên. Nên vì quyền lợi của đất nước chính phủ Pháp-Việt đã phế vua và lập vua mới.”
Tháng 7 năm 1907 (tức Thành Thái năm thứ 19), Chế thoái vị được ban xuống:
“Phụng mệnh trời hưng vận nước Hoàng đế ban chế rằng:
Vua là chủ của trời đất cùng với thần và người, đặc biệt quan trọng vậy. Trẫm đức mỏng nối ngôi được 19 năm; cậy nhờ Đại Pháp bảo hộ cùng người hiền giúp đỡ mới có hôm nay. Duy tích âu lo mà thành bệnh thật khó kham nổi việc giữ ngôi. Nước Việt ta từ thời Trần, Lê cũng có thi hành việc này. Nay đã bàn với quý Toàn quyền Đại thần lựa chọn Hoàng vương tử Vĩnh San giữ ngôi vị để nối việc tôn miếu xã tắc, chẳng dám có lòng riêng. Trẫm lui về ở điện riêng để tĩnh dưỡng. Còn về việc làm cho hợp lệ thì truyền Đình thần phủ Tôn nhân trình với quý Toàn quyền Đại thần xem xét, bố cáo trong ngoài đều biết.
Kính thay“
Năm 1916 ông bị đày sang đảo Reunion – Châu Phi cùng với người con trai cũng bị Pháp phế truất đó là vua Duy Tân. Trong những năm lưu đày ở hải ngoại, vị cựu hoàng phải sống cuộc đời khá vất vả thanh đạm.
Sau năm 1945, nhờ sự vận động của một số tổ chức. Ông được trở về Việt Nam và sống cùng gia đình tại Vũng Tàu.
Ngày 20 tháng 3 năm 1954 ông mất tại Sài Gòn thọ 75 tuổi. Chấm dứt cuộc đời một vị vua, một cựu hoàng nhiều éo le uẩn ức. Mộ ông sau này được đưa về an táng cùng với vua cha là Dục Đức tại An Lăng phường An Cựu thành phố Huế./.
Trần Thị Minh Anh tổng hợp.
Xem thêm
10 đế vương vang danh sử Việt.
Nhân vật lịch sử Việt Nam qua nét vẽ của họa sĩ Thái Lan
Bài viết rất hấp dẫn, vote 5 sao ủng hộ tác giả
“Này o tê, có ưng làm vợ của vua không?” :))) sao nỡ từ chối được câu này
Mình rất thích cách ông tuyển vợ, thế mới là yêu chứ
Một vị vua rất khác, rất chân chất
“Này o tê, có ưng làm vợ của vua không?”
Như thời hiện đại: “Anh giàu, em muốn làm vợ anh không”
Cuộc đời ông thật lận đận, nhưng hẳn là ông sẽ mãn nguyện
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, Thành Thái là hoàng đế có cách tuyển vợ rất đặc biệt. Khác với những quân vương khác, ông thường đích thân mang ngự lâm quân ra khỏi hoàng thành, đến những nơi có phụ nữ đẹp, đưa họ về cung làm cung phi.
Cung phi được tổ chức thành đội quân tóc dài, tổ chức huấn luyện, chờ ngày đánh đuổi thực dân Pháp. Theo một số tư liệu lịch sử, vua Thành Thái chiêu mộ được 5 đội nữ binh, mỗi đội khoảng 50 cô gái, được huấn luyện, chờ ngày khởi nghĩa.
Vua Thành Thái thật là có cá tính
Theo sử sách, vùng quê được vua Thành Thái chọn để tuyển cung phi thường là Kim Long, phía Tây của kinh thành Huế. Đến nay, dân gian Huế vẫn có câu: “Kim Long có gái mỹ miều / Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi”.
Các tài liệu khác có ghi sau khi vua Đồng Khánh qua đời cuối năm 1888, Viện Cơ Mật liền tới Lưỡng cung Hoàng hậu thỉnh ý. Sợ tranh chấp trong triều, họ đã đến hỏi Khâm sứ Pháp là Rheinart. Tại đây, nhờ sự khéo léo của người thông ngôn Diệp Văn Cương (họ hàng bên ngoại) cố ý dịch sai, Bửu Lân được chọn nối ngôi. Đúng ngày mùng 2 Tết Kỷ Sửu năm 1889, vua Thành Thái lên ngôi khi mới 10 tuổi.
Rating 5* vì chủ đề khá thú vị
Cái màng rước vợ về cung của vị vua này thật ấn tượng kkk
Được sự phò tá và dạy dỗ của những vị đại thần đầy tài năng và đạo đức, nên nhà vua sớm trưởng thành và ý thức được thân phận mất nước của cả một dân tộc.
Điều đặc biệt nữa ông là vị vua đầu tiên trong lịch sử đã cắt tóc ngắn.
Có tài liệu kể rằng một lần nọ xa giá nhà vua đang đi trên đường, gặp một người đàn ông đang vác bó tre nặng trên vai, quân lính hô đuổi người này dạt qua một bên đường, nhưng nhà vua đã ngăn lại và nói với đại ý rằng: “Ở cái đất nước này, còn có dân với vua gì đâu, đừng đuổi anh ta!”
Một vị vua rất yêu nước và gần gũi nhười dân nữa.
Mình rất ấn tượng với vị vua này
Vua Thành Thái là người có tư tưởng tiến bộ (cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy) và có tư tưởng chống Pháp, rất yêu nước, thương dân.
Vua Thành Thái là người thích đi vi hành, ông thường cải trang đi tìm hiểu đời sống nhân dân quanh khu vực kinh đô, trong một lần đi vi hành qua đò trên sông Hương, vua đã chọn được một người đẹp và chuyện này trở thành chuyện tuyển phi tần lạ lùng trong lịch sử.
Có câu chuyện vua Thành Thái thích chèo đò tuyển cung phi. Từ chuyện này mà dân gian có câu ca dao:
“Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm yêu trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi” .
Câu hát không nói rõ “trẫm” ở đây là ai, nhưng nhiều người quả quyết chỉ có vua Thành Thái mới dám “liều” như thế. Mọi người ai biết thì cùng chia sẻ nhé !
Cách tuyển vợ thật sự rất độc lạ, nếu là mình trong hoàn cảnh đó chắc cũng xĩu ngang vào lòng vua rồi :))
“Ông còn giả vờ đóng vai một người hám sắc, đi bắt phụ nữ nhập cung để luyện tập quân sự, hình thành đội nữ binh riêng của ông, dưới vẻ ngoài là cung nữ vợ vua” – Đúng là độc và lạ, cách này sẽ huấn luyện ra những người phụ nữ độc lập, kiên cường
Thật ra có một số cách mnhf thấy không hay lắm nhưng qui chung Cách tuyển vợ của Thành Thái còn được áp dụng như một cách để ông tuyển binh chống Pháp nên công nhận việc đó không dư thừa mà còn độc lạ
Kết quả của việc “tán gái” về làm đội binh chống Pháp của ông bao gồm một độ nữ binh thường trực ở cung cấm thường có 50 người.
Mình muốn sáng chấn tâm lí với một số cách lạ lùng của ông luôn ý :))
Cách tuyển vợ khác thật, không linh đình, không quá cao sang mà chân chất
Cuộc đời người éo le thật, với lòng yêu nước đến vậy. Phải không bị phát hiện là gì mình có chuyện 50 nữ binh rùi
Thật đáng kính trọng, ông là một trong số ít vị vua chọn con đường đấu tranh, chống đối Pháp
Ngoài những thông tin thú vị trên mà tác giả mang đến thì trong lịch sử về nhân vật. Vua Thành Thái cũng được cho là người có tư tưởng tiến bộ như khuyến khích việc cắt tóc ngắn, xây dựng xưởng máy tàu, hội nhập lái ô tô và tư tưởng chống giặc Pháp được đẩy cao. Bọn phản động và thực dân Pháp đã ép vua thoái vị và phải đi đầy ở Châu Phi.
Đáng tiếc, những hoạt động yêu nước của ông không mang lại kết quả như mong muốn. Ông trở thành vị vua thứ 2 của nhà Nguyễn bị đi đày viễn xứ.
Bài viết rất hấp dẫn và thú vị, mong tác giả có nhiều bài viết chia sẻ về các nhân vật đầy ấn tượng như này.
Đáng chú ý là các nàng thiếu nữ làng An Ninh (giáp Kim Long) được tuyển mộ hầu hết là thợ dệt vải, vì An Ninh là nơi dệt vải nổi tiếng. Do thế, Thành Thái cho tổ chức ở Đại Nội các chợ bán vải do các nữ binh ấy dệt trong Đại Nội để vừa che mắt được địch, vừa cho nữ binh có việc làm mà trang trải các phí tổn, kể cả may quân phục.
Với cách tuyển vợ đầy thú vị , không hạn chế như thế, nên Thành Thái có nhiều vợ, mà hiện nay các tài liệu, sách vở chưa thể thống kê hết. Riêng số con của ông mới tạm theo Nguyễn Phước tộc thế phả chưa khảo sát đầy đủ mà ta đã có thể ghi nhận được 19 hoàng tử và 26 hoàng nữ.
Ông là một vị vua yêu nước, có lòng tự tôn dân tộc. Dù bị lưu đày nhưng cựu hoàng luôn bảo các con mặc quốc phục.
Thật thú vị. Cách tuyển phi như này chỉ có vua Thành Thái thôi.
Thành Thái là 1 vị vua yêu nước tuy rất đa tình, nhưng cũng tài hoa. Tiếc là ông bị Pháp phát hiện hành vi quá sớm nên mới bị đi đày. Rồi đến con cháu đời sau cũng ko dc sống và học hành tử tế
những góc khuất trong nền lịch sử của dân tộc, cảm ơn page vì bài viết vô cùng ý nghĩa
Một vị vua có tính cách đặc biệt không theo quy củ giống người đi trước. Nếu vua Thành Thái không bị thực dân Pháp và tay sai vu cho là điên, bắt đi đày ở nước ngoài, thì hẳn những điều ông làm dù kì quái nhưng cũng giúp nước rất nhiều
“Rứa thì Quí phi ngồi nghỉ, để trẫm chèo cho!”Chắc cô lái đò không ngờ một từ “ưng” thôi đã thành quý phi rồi.
Có vẻ phong trào đào tạo nữ điệp viên trong hoạt động chính trị, quân sự được du nhập vào nước ta khá sớm so với các quốc gia khác nhỉ?
không thể nhìn bên ngoài mà suy xét con người. Vì sự ông đã hy sinh danh tiếng lớn lao của mik, để có thể rèn luyện đội binh anh dũng như thế cho đất nước. Đây quả thật là tấm gương anh dũng
Về thời gian sau, việc ông chiêu nạp các nữ binh cũng bị lộ. Thượng thư Bộ lại và các quan đại thần trong Cơ mật viện đã báo sự việc cho viên Khâm sứ Pháp Levécque.
Nhà vua cho lính cận vệ thân tín đến tiếp xúc với họ và gia đình. Nếu được chấp thuận, vua cho “dàn cảnh” bắt cóc, bằng cách hẹn ngày giờ và địa điểm gặp gỡ, rồi lính cận vệ, hoặc chính nhà vua đem xe song mã đến đón họ và đưa vào cung cấm. Để bảo mật, các cô gái bị “bắt cóc” thường được đưa vào Tử Cấm Thành bằng cửa Hữu của Thành nội, gần làng Kim Long, vì con đường chạy dọc theo bên ngoài Hoàng thành dẫn đến cửa Hữu rất vắng vẻ vào ban đêm, hai bên đường lại không có nhà cửa của dân chúng.
Qua bài viết, mik biết rằng làm việc gì ắt cũng có nguyên do của nó
Nhờ bài viết mà mik biết thêm được cách rèn luyện quân sự theo kiểu độc lạ và ấn tượng như thế của vua Thành Thái
Cánh tuyển vợ rất độc đáo, trái với lẽ thường có phần cải tiến nhiều trong cách nhìn nhận phụ nữ. người phụ nữa mà ông lấy về sẽ cảm thấy được vinh dự và tôn trọng hơn.
Thật đáng khen cho tài trí, thông minh và tinh thần yêu nước của vua Thành Thái. Chỉ tiếc thời cơ chưa đến, hoạt động riêng rẽ, thế giặc khó lường mà không thành nhưng ông luôn là tấm gương sáng để người dân nhìn vào mà noi theo.
Phải lên ngôi từ năm 10 tuổi với trọng trách cao cả nhưng không bao giờ quên đi tinh thần dân tộc. Nếu không phải trong thời kì đất nước bị xâm lược có lẽ ông cũng đã viết nên một triều đại đi vào huyền thoại lịch sử.