Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, dễ dàng nhận thấy sự tự nhận thức đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là ở vị trí nhà lãnh đạo. Đó là sự hiểu biết năng lực và giá trị bản thân, nhất là cách ảnh hưởng đến người khác. Nhưng sự tự nhận thức sẽ trở nên vô ích nếu người lãnh đạo thiếu đi một kỹ năng quan trọng không kém: Khả năng tự quản lý.
Tự quản lý là sự lựa chọn có ý thức; nhằm ngăn cản một sở thích hoặc thói quen mang tính bản năng của bản thân. Thay vào đó là việc điều chỉnh quyết định, thể hiện hành vi phù hợp và có ý nghĩa hơn.
Theo nghiên cứu, sự tự quản lý đi theo một quy trình, bao gồm 4 bước:
1. Tập trung vào tình hình hiện tại.
Hãy chú ý đến những gì đang xảy ra trong thời điểm này; không phải những gì đã được nói 15 phút trước; hoặc những gì sẽ xảy ra trong cuộc nói chuyện tiếp theo.
2. Hãy tự giác.
Bạn đang thấy gì, nghe, cảm thấy, làm, nói và cân nhắc điều gì?
3. Xác định một loạt các lựa chọn hành vi.
Bạn muốn làm gì tiếp theo? Hậu quả có thể có của mỗi hành động là gì? Những phản hồi bạn đã được nhận có thể hỗ trợ cho sự lựa chọn của bạn? Một số lựa chọn thay thế bạn có thể thực hiện; ngay cả khi đó không phải điều bạn muốn làm hoặc điều bạn thường làm?
4. Chủ động chọn các hành vi bạn cho là có năng suất cao nhất.
Hành vi nào sẽ tạo ra kết quả tốt nhất – ngay cả khi đó không phải là điều dễ thực hiện?
Điều gì khiến việc tự quản lý trở nên khó khăn ?
Các hành vi mang lại năng suất cao nhất thường sẽ không phù hợp với thói quen và sở thích của chúng ta.
Hành xử theo cách không phù hợp với sở thích của bạn có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái (bạn luôn phản hồi trước khi được hỏi, vì lo lắng những người khác sẽ không hiểu đúng); không thành thạo (bạn không biết cách đưa ra những phản hồi tiêu cực); thậm chí khó chịu (bạn thích thể hiện trực tiếp, thiếu kiên nhẫn khi phải lựa chọn từ ngữ truyền tải).
Hành động mâu thuẫn với thói quen có thể gợi lên những phản ứng tiêu cực tương tự. Với một thói quen, bộ não tạo ra một lối tắt; chuyển từ kích thích sang phản ứng mà không cần suy nghĩ, tiết kiệm thời gian và công sức.
Nhưng những hành vi không theo thói quen đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ những tình huống có khả năng xảy ra, xem xét, đưa ra lựa chọn và thể hiện hành vi phù hợp. Điều này khiến công việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, hiệu quả tự động thí điểm của thói quen là điều khiến chúng rất khó thay đổi. Nó dễ dàng và thoải mái khi duy trì thói quen cũ; hơn là đầu tư năng lượng để hình thành một thói quen mới.
Mặc dù vẫn xảy ra những rào cản, tự quản lý là một kỹ năng có thể học được.
Đây là một vài gợi ý về cách bạn bắt đầu:
1. Quyết định việc bạn muốn tự quản lý.
Hãy chú ý đến những hành động thường ngày; những gì bạn nói/làm và những gì bạn không nói/không làm. Xác định các trường hợp mà cách tiếp cận hiện tại của bạn không có kết quả tốt như bạn mong muốn.
2. Lưu ý và suy nghĩ về những điều khiến bạn thiếu tự quản.
Trong những khoảnh khắc mà bạn rất muốn thay đổi nhưng không thể tự điều chỉnh hành vi. Hãy chú ý đến cảm giác của bạn, những gì bạn muốn và cách bạn diễn giải những điều diễn ra xung quanh bạn.
Điều gì đang thúc đẩy hành động của bạn? Đó có phải là sự thiếu nhận thức trong thời điểm đó, thiếu kỹ năng, cảm giác không an toàn, hoặc một cái gì khác?
Nếu bạn là kiểu người nói quá nhiều trong các cuộc họp, hãy xem xét lý do tại sao bạn làm điều đó. Một vài người có khuynh hướng thích hành động trước. Vì vậy, họ sẽ thường hay bỏ qua bước suy ngẫm, chuyển thẳng sang lập kế hoạch và thực hành.
Cố gắng hạn chế điều này. Hãy hiểu lý do tại sao chúng ta phải lựa chọn cách thể hiện và tầm quan trọng của chúng.
3. Xem xét lựa chọn của bạn và cách phản ứng của bạn với những lựa chọn đó.
Thay vì những hành vi mặc định của bạn, nếu bạn tự quản lý, bạn có thể làm gì khác? Phản ứng của bạn với những lựa chọn đó là gì? Lưu ý cách các sở thích và thói quen của bạn hiển thị ở đây, và tự hỏi những gì bạn đang cố gắng tránh khi bạn mặc định với những thói quen và sở thích đó.
Với ví dụ trên, một lựa chọn bạn có thể cân nhắc là chờ người khác nói trước khi đưa ra quan điểm của mình. Xem xét phản ứng của bạn với lựa chọn đó.
Bạn sợ người khác sẽ đưa ra quan điểm hay hơn mình, khiến bạn không nhận được sự tôn trọng? Hay người khác sẽ không đưa ra được những ý tưởng như bạn, dẫn đến một quyết định tồi tệ?
4. Lên kế hoạch.
Khi đã biết điều cần thay đổi, hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến bạn thiếu tự quản, xác định được các tùy chọn. Hãy nghĩ về các bước cụ thể bạn có thể thực hiện. Nếu bạn nói quá nhiều, kế hoạch của bạn có thể là quyết định số lần bạn sẽ nói trong một cuộc họp; trong bao lâu; hoặc trong cuộc họp nào bạn sẽ chỉ nghe và không nói.
5. Thực hành.
Những thói quen cũ là trở ngại trong bộ não của chúng ta. Để thay đổi chúng, chúng ta cần tạo ra các con đường thần kinh mới (thói quen mới), và điều này đòi hỏi phải thực hành.
Với ví dụ như trên, thực tế có thể sử dụng các cách như đếm các bình luận của bạn; dừng lại khi bạn đạt đến mức tối đa; ngay cả khi bạn chỉ còn một điều rất quan trọng để nói. Làm điều này nhiều lần cho đến khi bạn luôn có khả năng tự quản lý hành vi đó.
Đồng thời, hãy lưu ý và khám phá phản ứng của bạn sau mỗi lần bạn làm. Bạn có thể học được gì từ những gì bạn làm và từ cách bạn phản ứng; hãy quyết định liệu bạn có nên tiếp tục thực hiện như thế không.
6. Lặp lại quá trình.
Quay trở lại bước hai và quan sát những nỗ lực của bạn, suy ngẫm về lựa chọn của bạn, sửa đổi kế hoạch, và thực hành thêm một vài lần nữa. Trong mỗi lần lặp lại liên tiếp, bạn sẽ học thêm một chút về cách bạn hoạt động, điều gì điều khiển hành vi của bạn và cách bạn có thể cải thiện nó.
Lẽ đương nhiên, khi hành xử theo một cách tùy hứng và hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân, bạn sẽ cảm thấy tốt và quen thuộc. Tuy nhiên, nếu thực hiện thường xuyên, chúng ta sẽ không bao giờ làm tốt hơn ở bất cứ điều gì.
Để trở nên hiệu quả nhất có thể, các nhà lãnh đạo cần phải vượt ra ngoài sự tự nhận thức để tự quản lý. Bắt đầu bằng cách nhận ra các hành động hiện tại của bạn; xem xét các lựa chọn thay thế; sau đó đưa vào công việc khó khăn cần thiết để ngăn chặn những hành vi quen thuộc hoặc thoải mái. Đồng thời, hãy cam kết thực hiện những hành vi phù hợp và mang hiệu quả cao nhất.
Nguyễn Trần Minh Ngọc tổng hợp Theo Jennifer Porter – HBR
Không ai hiểu rõ bản thân hơn chính mình cả!
Không ai có thể thay đổi một người ngoại trừ chính bản thân họ
Việc tự quản lý bản thân này sẽ giúp mọi người tự cải thiện khuôn mẫu bản thân qua mỗi ngày
Chúng ta phải chấp nhận thay đổi những thói quen cũ để tạo ra những chuẩn mực cao hơn cho bản thân
Hãy tìm môi trường thích hợp để khám phá bản thân
Luôn xem lại những việc mình đã làm để rút ra bài học cho mình