Xin vào làm người giúp việc trong gia đình giáo sư Edward Charles Pickering. Có lẽ là một quyết định quan trọng nhất đối với người phụ nữ trẻ Williamina Fleming. Người mà sau này trở nhà thiên văn học nổi tiếng thế giới khám phá ra Tinh vân Đầu Ngựa.
Williamina Paton Stevens Fleming (1857 – 1911) một phụ nữ người Scottish. Đang ở tuổi 19 bà đã quyết định bỏ lại sau lưng tất cả để di cư sang Hòa Kỳ cùng chồng và bắt đầu một cuộc sống mới ở Boston, Massachusetts. Trước đó, Williamina Fleming vốn là giáo viên ở Dundee – một làng quê ven biển phía đông Scotland. Tại đây, bà đã gặp chồng mình là James Fleming, một người đàn ông góa vợ, lớn hơn bà 15 tuổi và là nhân viên kế toán.
Williamina Fleming

Hai năm sau khi bắt đầu cuộc sống mới tại Hoa Kỳ. Williamina Fleming bị chồng bỏ rơi khi đang mang thai đứa con đầu lòng mà không được hỗ trợ bất cứ một khoản tiền nào. Vừa mang thai, bị chồng bỏ, lại sống ở nơi đất khách quê người khiến Fleming lâm vào hoàn cảnh tuyệt vọng. Tuy nhiên, người ta thường nói rằng; Khi một cánh cửa đóng lại thì một cánh cửa khác sẽ mở ra. Một thân một mình trên đất Mỹ bà đã phải xin làm người giúp việc. Với mong muốn kiếm được chút ít tiền để nuôi sống bản thân và có thể lo cho đứa con sắp chào đời. Ít ai ngờ rằng, đây lại chính là cơ hội lớn, làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời bà.
Cơ duyên bất ngờ đã đưa người mẹ đơn thân đang tuyệt vọng này gặp Edward Charles Pickering. Pickering chính là giáo sư vật lý và cũng là giám đốc của Đài quan sát Harvard. Ông đã thuê Fleming về để quán xuyến mọi việc trong gia đình. Với óc tinh tường của một nhà quan sát. Pickering nhanh chóng nhận ra khả năng và trí thông minh tuyệt vời của bà. Được biết, Pickering đã từng hét lên vào mặt các nhân viên tại Harvard của mình rằng; “Ngay cả người giúp việc nhà tôi cũng có thể làm tốt hơn các anh”.

Williamina Fleming – Người phát triển hệ thống các danh mục sao
Sau khi trở về từ Scotland bà hạ sinh đứa con trai đầu lòng Edward vào năm 1881. Fleming bắt đầu làm việc với những cùng với các nhân viên tại Đài quan sát Harvard do Pickering điều hành, thay cho vị trí của người trợ lý đã khiến vị giáo sư đáng kính này phải đau đầu rất nhiều. Kể từ đó, bà đã chứng minh được tài năng thiên bẩm của mình trong lĩnh vực khoa học. Bằng việc phân loại và lập danh sách cho hơn 10.000 ngôi sao chỉ trong vòng 9 năm. Cũng trong thời gian này, bà đã giới thiệu một sơ đồ tổ chức các chòm sao mới bằng cách gán các ký tự chữ cái cho các ngôi sao (từ A đến Q, bỏ qua J). Dựa trên đặc điểm của các vạch hydro trên quang phổ của chúng.
Công trình này được công bố vào năm 1890. Trong phiên bản đầu tiên của danh mục Henry Draper và là một trong những đóng góp đáng giá nhất của Williamina Fleming đối với lĩnh vực thiên văn học. Mặc dù tên của bà không được ghi trong danh sách các tác giả nghiên cứu. Nhưng Pickering đã trích dẫn tên của bà trên các trang bên trong và công khai thừa nhận Fleming chính là tác giả của hệ thống phân loại sao mới. Những gì Fleming đã làm chính là cơ sở để phân loại quang phổ được sử dụng ngày nay.
Williamina Fleming

Nhờ Fleming, Pickering đã nhận ra rằng làm việc với phụ nữ có lẽ dễ chịu và hiệu quả hơn. Chính vì thế, Pickering đã tiếp tục tuyển dụng thêm 9 nữ nhân viên nữa để giúp ông tính toán và sắp xếp các quang phổ trên kính ảnh. Nhóm 9 nhà toán học nữ này đã đi vào lịch sử nhân loại và được biết đến như là “các máy tính trường Harvard” .

Williamina Fleming
Tong sự nghiệp của mình, Fleming đã khám phá ra 59 tinh vân, hơn 310 sao biến quang và 10 sao siêu mới (nova). Một trong những thành tựu lớn nhất của bà là phát hiện ra Tinh vân Đầu Ngựa trong chòm sao Orion vào năm 1888, sau này được biết đến với tên gọi IC 434. Bà được mệnh danh là người phụ trách bộ sưu tập ảnh của Đài quan sát thiên văn. Là thành viên danh dự của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Luân đôn.

Williamina Fleming

Williamina Fleming
Trước khi mất, Fleming đã được Hiệp hội Thiên văn Mexico trao tặng huân chương Guadalupe Almendaro vì những đóng góp của bà. Tên của bà được đặt cho một miệng núi lửa trên mặt trăng (crater Fleming). Trong một thế giới vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ. Williamina Fleming đã vượt qua được rất nhiều rào cản để có thể chinh phục khoa học. Người phụ nữ tiên phong này không chỉ trở thành hình mẫu cho hàng triệu các nhà nghiên cứu mà còn cho toàn thể cộng đồng khoa học.
Người đầu tiên an nghỉ trên Mặt trăng – Eugene Shoemaker
“Thực tại” mà ta thấy thực ra chỉ là những ảo giác?
Minh Anh (tổng hợp)
Bà Fleming gán các ký tự chữ cái cho các ngôi sao (từ A đến Q, bỏ qua J). Dựa trên đặc điểm của các vạch hydro trên quang phổ của chúng. Đây là một ý rất hay cũng giúp mình nhớ lâu là sao nào có nhiều hydro nhất.
Vừa mang thai, bị chồng bỏ, lại sống ở nơi đất khách quê người… Trong hoàn cảnh đó mà vẫn vươn lên được thì nghị lực không phải dạng vừa
Một người phụ nữ dấn thân vào làm khoa học thời đó, qua nhiều rào cản vẫn có thành tựu thì xứng đáng được khắc tên lên miệng núi lửa trên mặt trăng (crater Fleming).
Respect ♥️
Bà cũng là thành viên nữ đầu tiên của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia bấy giờ.
Mình có thể tưởng tượng đánh đổi cây lau nhà của mình để lấy thế giới của những con số, công việc bếp núc để nghiên cứu các thiên thể, và công việc dọn dẹp nhà cửa để nghiên cứu khoa học.
Xin vào làm người giúp việc trong gia đình giáo sư Edward Charles Pickering có lẽ là một quyết định quan trọng nhất đối với người phụ nữ trẻ Williamina Fleming – nhà thiên văn học nổi tiếng thế giới đã khám phá ra Tinh vân Đầu Ngựa.
Khi các nhà nghiên cứu là nam giới quan sát kính thiên văn để thu thập dữ liệu về các ngôi sao và các hành tinh thì một đội gồm 80 người phụ nữ do Williamina Fleming đứng đầu đã xử lý những thông tin thô sơ này. Họ làm công việc tính toán, so sánh, phân tích… các số liệu của vũ trụ. Và chính nhờ những người phụ nữ đã khai phá vũ trụ bằng các phép toán này mà chúng ta mới có thể hiểu biết được vũ trụ như ngày nay. Quá nể!
Phải nói là bà Fleming đã có một quyết định định mệnh, mang lại cơ hội lớn cho một phụ nữ trẻ, người đã cách mạng hóa vật lý thiên văn và phát hiện ra hàng chục tinh vân và hàng trăm ngôi sao.
Thật sự chắc Fleming cũng không ngờ từ lâu những ngôi sao trên trời sẽ tỏa sáng cho tương lai của mình. “Mình không chọn nghề mà nghề chọn mình”, những ngôi sao đã chọn cô như nữ hoàng của chúng
Unstappable Woman… vượt khổ, tài năng, đảm đang đúng là tuyệt vời rất đáng để học hỏi tinh thần của bà Fleming
Mong tác giả sẽ khai thác thêm nhiều chủ đề về người phụ nữ nữa. Bà Fleming phải nói là tấm gương khoa học thứ hai của mình sau bà Marrie Currie
Bất chấp ngoại cảnh, cuộc đời đối xử bất công ra sao, bà Fleming sẽ vươn lên vị trí quan trọng trong chương trình thiên văn học của Harvard và được ca ngợi là nhà thiên văn học nữ ưu việt của quốc gia đó mọi người
Một người phụ nữ phi thường, thật khâm phục
Mình có xem bộ phim được xây dựng trên nhân vật này, thật sự rất hay và ý nghĩ. Giowf đọc bài viết về bà càng thêm hay.
Cũng thật biết ơn giáo sư Edward Charles Pickering đã phát hiện ra tài năng của bà và tạo điều kiện cho bà phát triển, thật tuyệt với.
Chắc hẳn Fleming đã khiến cho nhiều người phải thay đổi cái nhìn về người phụ nữ
Bà đã phải trải qua nhiều sóng gió, chính nhờ trí thông minh cùng sự kiên cường, không ngừng học hỏi mà đã thay đổi cuộc đời bà.
Một người phụ nữ đáng khâm phục, khiến nhiều người phải thay đổi thái độ với phụ nữ.
Nếu bà Fleming không qua đời vì bệnh phổi thì chắc chúng ta sẽ thấy thêm nhiều chòm sao đặc biệt nữa
Cô Fleming đang tâm huyết với ngành giao viên nhưng lại chuyển qua và phát triển tại thiên văn học thì đúng là định mệnh nghề chọn. Tâm linh không đùa được đâu
Kỹ thuật của bà Fleming mới vào nghề không thua kém ai đâu. Nhưng đọc ở bài có thể thấy mọi thì đều nhờ sự nỗi lực của bà để có.
Là một người mẹ đơn thân, là một giáo viên tâm huyết, là một người giúp việc.Phải nói mình rất nể phục và biết ơn những công hiến của à
Bà Fleming là một người phụ rất đáng để làm ví dụ cho các vấn đề bình đẳng giới, tác giả viêt thêm về bà nữa thì tuyệt vời quá!
Mình luôn bị dính lực hấp dẫn bởi những người phụ nữ độc lập, giỏi giang nhất là về mảng khoa học. Một lĩnh vực bị định kiến là không hợp với nữ giới
Ý chí của bà rất mãnh liệt, thật đáng ngưỡng mộ
Cơ hội và niềm đam mê có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nên biết nắm bắt để phát huy khả năng của mình
Các bài viết trong website rất hay
Trong sự nghiệp của mình, bà đã góp phần phát triển một hệ thống định danh chung cho các ngôi sao cùng với việc xây dựng danh mục hàng ngàn ngôi sao và các hiện tượng thiên văn khác. Cống hiến của bà là một công trình vĩ đại và lớn lao
Khả năng phân tích và quan sát tỉ mỉ đến kinh ngạc của bà là tố chất rất hiếm có
Bà được mệnh danh là người phụ trách bộ sưu tập ảnh của Đài quan sát thiên văn. Là thành viên danh dự của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Luân đôn.
Việc phụ nữ đảm nhận các công việc khoa học cũng mang lại hiệu quả tuyệt vời đó chứ
Có vẻ như chúng ta đã quá quen với hình mẫu một nhà khoa học nam như: Isaac Newton, Albert Einstein,.. Nhưng mình tin chắc gần phụ nữ cũng không kém cạnh trong việc nghiên cứu khoa học này đâu nha
Đúng thật là một sự may mắn cho cô khi được gặp Edward Charles Pickering, từ đó mà tài năng của cô được tận dụng
Thật đáng khâm phục bà biết bao vượt qua mọi nghịch cảnh để chứng minh năng lực và đã để lại những thành tựu trong lĩnh vực khoa học đầy tự hào.
Nghiên cứu của bà đã đặt nền móng cho các công việc phát triển sau này trong lĩnh vực thiên văn học. Trong đó phải kể đến là của nhà thiên văn người Mỹ Annie Cannon.
Williamina Fleming xếp hạng nổi tiếng thứ 92999 trên thế giới và thứ 807 trong danh sách Nhà khoa học nổi tiếng. Thật đáng khâm phục người phụ nữ đầy nghị lực.
Bà còn là người đã phát hiện ra Sao lùn trắng đầu tiên và công bố vào năm 1910.
Bà đã ủng hộ lên tiếng cho quyền đẳng nam nữ. Khi công khai ủng hộ những phụ nữ khác trong ngành khoa học trong bài phỏng vấn cảu bà “Một lĩnh vực cho công việc của phụ nữ trong thiên văn học” tại Hội chợ Thế giới năm 1893 ở Chicago.Nơi bà công khai xúc tiến việc thuê nữ trợ lý trong thiên văn học.
Lần đầu biết tới Williamina Flemingcảm ơn page vì kiến thức mới
Wow đúng là kiến thức vô tận, cảm ơn ad đã cho em biết thêm về 1 con người tài năng
Bài chia sẻ đầy thú vị và hấp dẫn. Mãi ủng hộ website.