Sự ra đời của một thương hiệu huyền thoại
Cha đẻ của huyền thoại ” Xà bông Cô Ba” chính là doanh nhân Trương Văn Bền. Với mong muốn tạo ra một sản phẩm có khả năng phục vụ đại chúng. Cạnh tranh trực tiếp giữa hàng Việt Nam và hàng Pháp lúc bấy giờ.
![](https://donggoitrithuc.com/wp-content/uploads/2020/05/GiaithoaityphuxabongTruongVanBenphunutodayvn1.jpg)
Thời điểm đó, thị trường xà bông ở Việt Nam chủ yếu là hàng Pháp nhập vào; gọi chung là xà bông Marseille. Xà bông trong nước rất ít, chỉ có một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chiếm thị phần không đáng kể. Phần lớn họ sản xuất xà bông “đá” có mùi khó chịu, chỉ để rửa tay hay giặt giũ cho giới lao động. Ít ai dám mạo hiểm đầu tư vào mảng xà bông thơm để tắm gội.
Xà bông Cô Ba được tạo nên với công thức rất đơn giản: 72% là dầu dừa, còn lại là xút và hương liệu.
![xà bông - trương nguyễn hiền ni-ksc-donggoitrithuc](https://donggoitrithuc.com/wp-content/uploads/2020/05/b49f112b54932c547f5ff80565a4cf4a.jpg)
Chiến lược quảng cáo
Nổi tiếng vì mùi thơm là một lí do. Nhưng để thực sự chiếm được ” ngôi hậu” trong thời gian bấy giờ lại phụ thuộc vào quảng cáo. Đưa nhãn hiệu Xà bông này lan rộng nhanh chóng ở miền Nam lúc đó.
Đầu tiên, ông vận động cho việc dùng hàng nội hóa. Các quảng cáo của ông thường ghi dòng chữ “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam” để đánh vào lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
![PR sản phẩm-trương nguyễn hiền ni-ksc-donggoitrithuc](https://donggoitrithuc.com/wp-content/uploads/2020/05/xa-bong-co-ba-2.jpg)
Quảng cáo trên áp phích, trên xe điện, xe hơi, trên áo cầu thủ bóng đá. Ông đưa cả vào các thể loại âm nhạc rất được ưa chuộng như ca vọng cổ, tuồng cải lương…
Ông Bền kể lại trong hồi ký: “Tôi phải kiếm cách ép mấy hàng tạp hóa mua xà bông Việt Nam về bán. Tiệm tạp hóa hầu hết chỉ mua các món đồ thông dụng, đem lại cho họ mối lợi hằng ngày.
Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hằng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà bông Cô Ba bán không. Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác. Trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói một câu: “Sao không mua xà bông Việt Nam về bán? Thứ đó tốt hơn xà bông khác nhiều”.
Hết người này tới người khác rồi chủ tiệm cũng phải để ý. Phải hỏi lại chỗ bán xà bông Việt Nam, mua thử về bán”.
Số xà bông bán qua hình thức này không chỉ nhiều mà còn khiến bà con ghi nhớ thương hiệu.
Trở thành huyền thoại khó ai sánh bằng
Sự thành công của xà bông Cô Ba khiến nhiều người khác cũng lao vào kinh doanh mặt hàng này. Như bà đốc phủ Mầu ra xà bông Con Cọp, ông Balet ra xà bông Nam-Kỳ cũng có biểu tượng người đàn bà Việt Nam như xà bông Cô Ba, ông Nguyễn Phú Hữu ra xà bông “3 sao” ở Cần Thơ… Nhưng tất cả họ đều không địch nổi.
Ngay ông Đạo Dừa khi chưa đi tu, lúc đó là kỹ sư hóa học Nguyễn Thành Nam vừa du học ở Rouen (Pháp) về Bến Tre mở hãng xà bông Thiên Nam để cạnh tranh với xà bông Cô Ba và cũng thua thảm.
![huyền thoại-trương nguyễn hiền ni-ksc-donggoitrithuc](https://donggoitrithuc.com/wp-content/uploads/2020/05/17086_xbcb_1-1500.jpg)
Sau năm 1954, không còn xà bông Pháp, xà bông Cô Ba cạnh tranh với xà bông Mỹ, trong đó đáng kể nhất là xà bông Lifebuoy. Bởi vì đây là loại xà bông dành cho quân đội Mỹ, còn gọi là hàng PX (Post Exchange) bán miễn thuế cho lính Mỹ nên giá rất rẻ, lính Mỹ mua tuồn ra chợ đen, tương tự là xà bông quân tiếp vụ đóng trong hòm gỗ…
Ngoài ra còn có ông Trương Văn Khôi, chủ nhân của nhãn hiệu bột giặt Viso, cũng là một thế lực mạnh nhưng xà bông Cô Ba vẫn giữ được thị phần lớn.
Thời kì huy hoàng của xà bông Cô Ba dần biến mất
Sau năm 1975, Công ty Trương Văn Bền thành Nhà máy hợp doanh xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Đến năm 1995 trở thành Công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp liên doanh với Tập đoàn Procter & Gamble. Thương hiệu xà bông Cô Ba được sử dụng lại nhưng không bán được nhiều. Bởi hơn vài chục năm đứt quãng đủ để một thương hiệu mai một trong tiềm thức người tiêu dùng.
Năm 2014, Công ty CP Sản xuất thương mại Phương Đông quyết định hồi sinh xà bông Cô Ba. Thế nhưng, thương hiệu này vẫn vô cùng mờ nhạt giữa thị trường cạnh tranh gay gắt. Đến năm 2017, hy vọng xà bông Cô Ba lại được nhen nhóm; khi có đại gia bất động sản tỏ ý muốn “hồi sinh” sản phẩm huyền thoại này. Đó là Công ty CP Đầu tư thương mại – bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR). Đầu năm 2019, lãnh đạo HAR chia sẻ:” HAR vẫn chưa dám rót nhiều vốn cho xà bông Cô Ba vì không có nhiều vốn cho thị trường tiêu dùng nhanh.”
Cũng khó kỳ vọng vào HAR. Bởi bản thân doanh nghiệp này vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Kết quả kinh doanh èo uột nên HAR bị nhà đầu tư quay lưng. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HAR giao dịch dưới mệnh giá từ rất lâu. Vào đầu tháng 5/2019, mức giá phổ biến của HAR là 4.000 đồng/CP. Khi ông chủ mới còn đang sống dở chết dở với nhiều dự án thì xà bông Cô Ba hồi sinh bất thành là lẽ tất nhiên.
![xà bông Cô Ba bị lu mờ giữa các sản phẩm khác- trương nguyễn hiền ni-ksc-donggoitrithuc](https://donggoitrithuc.com/wp-content/uploads/2020/05/110_1568112196.jpg)
Vào những năm đầu thế kỷ XX, ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm thế giới chưa phát triển, các hóa phẩm và xà bông chưa “muôn hồng nghìn tía” như hiện nay. Thì hương đồng cỏ nội xà phòng Cô Ba giữ “ngôi hậu” là điều hợp lý.
Thời của Xà bông Cô Ba huyền thoại thật sự đã qua. Thương hiệu nào cũng chỉ có thể gắn với một giai đoạn lịch sử, xã hội nhất định.
Đó là chưa kể đến các phương tiện giao thông; thông tin sản phẩm nhanh chóng, hiện đại như ngày nay. Nếu thời ông Trương Văn Bền có hai nhà mua bán trực tuyến khủng Amazon và Alibaba như hiện nay thì điều gì sẽ xảy ra với xà bông Cô Ba? Vẫn duy trì “ngôi hậu” huyền thoại hay sẽ không thể tốt hơn như vậy?
Trương Nguyễn Hiền Ni tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
STARBUCKS không có duyên tại Việt Nam?
Mình còn được biết là cô Ba ở trên thương hiệu xà bông Cô Ba còn là một người người phụ nữ Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên con tem của Đông Dương thời bấy giờ.
Xà bông Cô Ba, kem đánh răng Hynos, nước tương Nam Dương con mèo đen,…Những thương hiệu có xuất thân từ Sài Gòn một thời nổi tiếng khắp cả nước ấy, có thương hiệu được tiếp nối sản xuất đến bây giờ, có thương hiệu đã đi vào dĩ vãng hết rồi…
Xà bông Cô ba từng là một sản phẩm huyền thoại của miền Nam trước đây. Giá như xà bông cô Ba có những bước thay đổi để phù hợp với thị hiếu thì có phần nào không bị lao đao ở thị trường.
Mình còn được biết trong chiến dịch quảng cáo của ông Trương Văn Bền còn có câu Slogan quảng cáo bằng tiếng Pháp với nội dung đầy ấn tượng: ‘Sử dụng xà bông này cho người phụ nữ của bạn có vẻ đẹp hoàn hảo’ được giăng khắp các con phố.
Một sản phẩm huyền thoại cho những ai đã là con của miền Nam Việt Nam !
Trước đây thời huy hoàng của xà bông Cô Ba còn có các sản phẩm theo sự thành công như dầu thơm, nước hoa, dầu gội Cô Ba.
Có một thời, xà bông “Cô Ba” đánh bật những thương hiệu xà bông nổi tiếng nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, trở thành một “thương hiệu Việt” có tiếng nhất thời bấy giờ. Lớp thanh niên bây giờ không biết, nhưng những người lớn tuổi ở miền Nam nói tới xà bông “Cô Ba” với hình ảnh người phụ nữ Việt có gương mặt phúc hậu in trên bao bì chắc chắn đều nhớ
Chiến lược quảng cáo giống giống của tranh Picasso nè. Nảy giờ cứ thấy quen quen
Người phụ nữ được in trên thương hiệu là cô Ba Thiệu – người con gái Trà Vinh sắc nước hương trời đã đăng quang Miss Saigon hơn 150 năm trước
Bằng việc đánh mạnh vào tinh thần yêu nước của dân tộc, xà bông cô Ba đã hình thành nên thương hiệu đậm chất Việt, khẳng định giá trị đẳng cấp của hàng Việt trên các thị trường khác
Trương Văn Bền là một trong những doanh nhân Việt Nam đầu tiên kêu gọi người Việt Nam sử dụng hàng nội. Với tinh thần “Người Việt Nam nên xài xà bông Việt Nam”
Mik cảm thấy để sản phẩm trở nên nổi tiếng và đánh bật được các đối thủ thì ngoài chất lượng, việc quảng bá thương hiệu cũng được xem là một trong những công cụ tốt để thúc đẩy quá trình nhận diện thương hiệu đến người tiêu dùng
Thật không may mắn, khi việc “hồi sinh” sản phẩm huyền thoại này lại bất thành
bài biết của bạn rất hay và ý nghĩa. cảm ơn bạn !
Bài viết giúp tôi biết thêm về xà bông Cô Ba một huyền thoại khó ai sánh bằng
Để mà nói ở thời điểm hiện tại tìm ra một thương hiệu nào đó của Việt Nam có vị trí huyền thoại như Xà bông Cô Ba là rất hiếm. Thật tiếc khi “ngôi hậu” đó mất đi để thay bằng vô vàn sản phẩm khác. Thương hiệu nào cũng chỉ có thể gắn với một giai đoạn lịch sử, xã hội nhất định mà thôi
Thật tự hào khi đất nước vẫn sản xuất ra những sản phẩm huyền thoại như thế này dẫu trong thời kỳ chiến loạn
Một chiến lược marketing rất hay, đánh vào lòng yêu nước của dân tộc để mở rộng thị trường.
Bây giờ người Việt Nam rất ít sử dụng hàng nội địa. Nếu người tiêu dùng rong nước cũng ủng hộ các sp nội địa như này có lẽ nền kinh tế sẽ vô cùng phát triển.
Một huyền thoại vang bóng một thời. Việt Nam còn có một số sản phẩm khác như Cao sao đỏ nữa nè
Bà ngoại mình hồi xưa bán xà bông Cô Ba nè. Bà kể xà bông Cô Ba hồi đó nổi lắm, nó như một cái trend luôn, người người nhà nhà ai cũng xài hết. Chỉ tiếc là bây giờ mình không được sử dụng chúng nữa hic hic
Tiếc cho một thương hiệu nổi tiếng một thời ! Dù vậy mình rất bất ngờ với “chiêu” tăng độ nhận diện sản phẩm của ông Trương Văn Bền – đơn giản nhưng lại quá hiệu quả.
Wow với sản phẩm chất lượng, chiến lược quảng cáo như vậy thì Xà phòng Cô Ba đúng là xứng đáng chiếm lĩnh thị trường !